Chương II – Bài 9 : Axit Nitric và Muối Nitrat – trang 14 – Sách bài tập hóa học 11

Đang tải...

Bài 9 : Axit Nitric và Muối Nitrat

A. AXIT NITRIC

9.1. Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Trong HNO_{3} , nitơ có 5 liên kết cộng hoá trị.

B. Trong HNO_{3} , nitơ có hoá trị V.

C. Trong HNO_{3} , nitơ có số oxi hoá +5.

D. Axit nitric là axit mạnh   và bền.

9.2.Dãy nào sau đây chứa tất cả các chất đều phản ứng được với axit nitric khi có đủ các điều kiện cần thiết ?

A. CaCO3, CuO, Au, C                B. Agơ, Fe_{2}O_{3} , Zn, s

C. Ba(OH)2, ZnO, Pt, P              D. Fe(OH)3, Al_{2}O_{3} , Cu, SO_{2}

9.3.Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit ?

A. axit nitric đặc và cacbon

B. axit nitric đặc và lưu huỳnh

C. axit nitric đặc và đồng

D. axit nitric đặc và bạc

9.4. Khí hoà tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng(II) oxit trong dung dịch HNO3 1,00 M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là

A. 1,20 g.              B. 4,25 g.               C. 1,88 g.                D. 2,52 g.

9.5. Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây :

9.6.Cho bột kẽm tác dụng với dung dịch HN03 loãng, dư, thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm N_{2}  và N_{2}O . Thêm NaOH dư vào dung dịch A, thấy có khí mùi khai thoát ra. Viết phương trình hoá học tất cả các phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion rút gọn.

9.7. Có các chất sau đây : NO2, NaNO3, HNO3, Cu(NO3)2, KNO2, KNO3. Hãy lập một dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện phản ứng, nếu có.

9.8.Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34,0 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu ?

B. MUỐI NITRAT

9.9. Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào không đúng ?

A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước.

B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.

c. Các muối nitrat đều dễ bị phân huỷ bởi nhiệt.

D. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hoá học trong nông nghiệp.

9.10. Dãy nào sau đây gồm các muối nitrat khi bị nhiệt phân đều tạo ra oxit kim loại ?

9.11. Viết các phương trình hoá học thể hiện chuyển hoá muối natri nitrat thành muối kali nitrat, biết có đầy đủ hoá chất để sử dụng cho quá trình chuyển hoá đó.

9.12. Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây : AL(N03)3, NH4NO3, AgNO3, FeO3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.

9.13. Để nhận biết ion NO_3^- trong dung dịch, có thể dùng kim loại nhôm khử ion NO_3^-   trong môi trường kiềm. Khi đó phản ứng tạo ra ion aluminat ALO_2^-  và giải phóng khí amoniac. Hãy viết phương trình hoá học ở dạng ion rút gọn.

9.14.Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 g một hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(N03)2, thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc).

1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

2. Tính thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.

 

 

Xem thêm photpho tại đây

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận