Chương II – Bài 7 : Dòng điện không đổi . Nguồn điện – trang 37 – Giải bài tập vật lý 11

Đang tải...

Chương II – Bài 7 : Dòng điện không đổi . Nguồn điện 

I.  CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 37 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Đó là mạch điện kín nối liền hai cực của các loại pin, ăcquy.

C2 (trang 37 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Dùng ampe kể để đo cường độ dòng điện. Mắc nối tiếp ampe kế vào mạch điện.

C3 (trang 38 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Cường độ dòng điện chạy qua đèn:

C4 (trang 38 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Ta có: I = 1A ;  Δt = 1s.

Điện lượng chuyển qua dây dẫn:

Δq = I.Δt =1.1 = 1 (C)

Gọi n là số êlectron chuyển qua dây dẫn.

C5 (trang 38 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện. Các hạt mang điện trong vật dẫn điện có thể di chuyển tự do từ điểm này đến điểm khác bên trong vật.

C6 (trang 38 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Giữa hai đầụ một đoạn mạch hoặc giữa hai đầu bóng đèn phải có hiệu điện thế mới có dòng điện chạy qua chúng.

C7 (trang 38 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

 thường dùng có thể kể đến: pin, ăcquy, máy phát điện,…

C8 (trang 39  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Trong hình 7.2 (SGK), khi đóng công tắc K, bộ phận tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện là nguồn điện.

C9 (trang 39  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Trong hình 7.3 (SGK), số chỉ của vôn kế và số vôn ghi trên nguồn điện giông nhau. Điều đó cho biết có hiệu điện thế tồn tại giữa hai cực của nguồn điện.

C10 (trang 41  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Dùng 1 vôn kế để đo hiệu điện thế ta thấy vôn kế chỉ 1 số đo có giá trị rất nhỏ, đó chính là giá trị suất điện động của pin tự tạo.

II.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 44  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện trường.

Bài 2 (trang 44  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Dùng ampe kế mắc nối tiếp với vật dẫn. số chỉ của arnpe kế sẽ cho biết có dòng điện qua vật dẫn.

Bài 3 (trang 44  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Công thức xác định cường độ dòng điện: 

Trong đó, Δq là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt.

Với dòng điện không đổi: 

Bài 4 (trang 44  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Nhờ lực lạ tách các êlectron khỏi nguyên từ và chuyển các êlectron hay ion dương ra khỏi mỗi cực của nguồn điện. Khi đó:

– Một cực thừa êlectron gọi là cực âm (cực âm có điện thế thấp).

– Một cực thiếu êlectron (hoặc thừa ít êlectron) gọi là cực dương (cực dương có điện thế cao hơn).

Do đó, giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế được duy trì.

Bài 5 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Suất điện động đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.

Công thức tính suất điện động của nguồn điện:

Bài 6 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chọn D. Ampe kế.

Bài 7 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chọn B. Ampe (A),

Bài 8 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chọn B. Pin điện hóa có hai cực là hai vật dẫn khác nhau.

Bài 9 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chọn D. Một trong các dung dịch kể trên.

Dung dịch muối, axit, bazơ đều là các dung dịch điện phân.

Bài 10 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chọn C. Tíòng các pin điện hóa có sự chuyển hóa từ hóa năng thành

điện năng.

Bài 11 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chọn B. Vôn (V).

Bài 12 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

–  Ăcquy là một pin điện hóa vì nó có cấu tạo gồm hai bản cực có bản
chất hóa học khác nhau được nhúng vào dung dịch axit.

–  Khi suất điện động của ăcquy giảm xuống tới 1,85V thì người ta phải

nạp điện chọ ăcquy để tiếp tục sử dụng.

– Để nạp điện cho ăcquy ta dùng một nguồn điện một chiều nối sao cho dòng điện đi vào bản cực dương của ăcquy (PbO2) và đi ra khỏi cực âm của ăcquy (Pb). Trong quá trình nạp điện cho ăcquy, lớp chì sunfat ở hai bản cực mất dần, bản cực dương của ăcquy biến đổi thành chì oxit (PbO2) và bản cực âm biến đổi thành chì (Pb). Khi quá trình này kết thúc, ăcquy lại có khả năng phát điện như trước.

Bài 13 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Cường độ dòng điện qua dây dẫn:

Bài 14 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn:

Δq = I. Δt = 6.0,5 = 3 (C)

Bài 15 (trang 45  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện: A = ξ.q = 1,5.2 = 3 (J)

 

 

 

Xem thêm Điện năng . Công suất điện tại đây 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận