Chương II – Bài 10 : Ba định luật niu-tơn – trang 60 SGK – Giải bài tập vật lý 10

Đang tải...

 Bài 10 : Ba định luật niu-tơn 

Giải bài tập vật lý 10

CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 60)

− Do xe có quán tính nên khi ngừng đạp, xe có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động đang có của nó ⇒ xe vẫn tiếp tục chuyển động.

Xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại vì có ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

− Khi đang nhảy, vận tốc của chân và của thân người là bằng nhau. Khi chân tiếp đất, chân dừng lại đột ngột, còn thân người, do có quán tính nên còn tiếp tục chuyển động theo hướng nhảy làm đầu gối phải gập lại.

C2 (trang 61)

 

Vậy vật có khối lượng lớn hơn sẽ có độ biến thiên vận tốc nhỏ hơn.

⇒ Vật có khối lượng lớn hơn khó thay đổi vận tốc hơn.

⇒  Vật có khối lượng lớn hơn có mức quán tính lớn hơn.

C3 (trang 61)

Máy bay muốn cất cánh được thì nó phải có vận tốc đủ lớn v .

C4 (trang 62)

C5 (trang 63)

− Không phải. Theo định luật III Niu-tơn, đinh cũng tác dụng lên búa một lực. Tóm lại: lực không thể xuất hiện đơn lẻ.

− Theo định luật III Niu-tơn, về độ lớn:

 

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 64)

− Định luật I Niu-tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các iực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

− Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Bài 2 (trang 64)

− Định luật II Niu-tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Bài 3 (trang 64)

− Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

− Tính chất của khối lượng:

+ Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

+ Khối lượng có tính chất cộng: khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó.

Bài 4 (trang 64)

Trọng lượng của một vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó.

Công thức tính trọng lực tác dụng lên một vật: p = m g

Bài 5 (trang 64)

Định luật III Niu-tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lực lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

Bài 6 (trang 64)

Lực và phản lực có những đặc điểm:

− Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

− Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều (lực và phản lực là hai lực trực đối).

− Lực và phản lực không cân bàng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

Bài 7 (trang 65)

Chọn D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s.

Bài 8 (trang 65)

Chọn D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.

 

Bài 9 (trang 65)

Bài 10 (trang 65)

Bài 11 (trang 65)

Chọn B. 16N, nhỏ hơn.

F = ma = 8,0 x 2,0 = 16,0 (N)

P = mg = 8,0 x 10 = 80,0 (N)

Vậy F < P.

Bài 12 (trang 65)

Chọn D. l0 m/s.

Bài 13 (trang 65)

Theo định luật III Niu-tơn, hai ô tô chịu hai lực có độ lớn bằng nhau.

 

Vì mT > mC nên aC > aT

Vậy, ô tô con nhận gia tốc lớn hơn.

Bài 14 (trang 65)

Người tác dụng vào túi lực FNT có độ lớn FNT  = 40 (N), hướng lên.

Theo định luật III Niu-tơn, túi tác dụng phản lực FNT lên tay người có độ lớn FNT = 40 (N), hướng xuống.

Bài 15 (trang 65)

a)  Ồ tô tác dụng lên thanh chắn đường lực F, thanh chắn đường tác dụng lên ô tô phản lực F’ = – F.

b) Bóng tác dụng lên thủ môn lực F, thủ môn tác dụng lên bóng phản lực F’ = – F.

c) Không khí tác dụng lên cánh cửa lực F, cánh cửa tác dụng lên không khí phản lực F = – F.

 

Xem thêm Lực hấp dẫn . Định luật vạn vật hấp dẫn tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận