Chương I Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949) – Trắc nghiệm lịch sử 12

Đang tải...

Chương I Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)

 

Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là gì ?

A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

B. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. Phân chia việc chiếm đóng các nước phát xít.

Câu 2. Hội nghị lanta (Liên Xô) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

A. Bước vào giai đoạn kết thúc.

B. Đang diễn ra vô cùng ác liệt,

C. Bùng nổ và ngày càng lan rộng.

D. Đã kết thúc.

Câu 3. Nội dung nào không phải quyết định quan trọng của Hội nghị lanta ?

A. Thống nhất phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.

B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc

C. Hình thành đổng minh chống phát xít.

D. Thoả thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.

Câu 4. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khỉ đánh bại phát xít Đức, Liên Xô cam kết

A. Cùng Mĩ quản lí nước Đức.

B. Sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

C. Hỗ trợ Mĩ về vũ khí để chống Nhật.

D. Hình thành liên minh với Mĩ chống Nhật.

Câu 5. Quyết định của Hội nghị ianta thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm

A. Giải giáp quân ớộị phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

B. Thành lập chính phủ tư sản ở các nước được giải phóng.

C. Hỗ trợ các nước đảm bảo an ninh sau chiến tranh.

D. Giúp các nước phát triển kinh tế sau chiến tranh.

Câu 6. Trật tự thế giới hai cực lanta được hình thành trên cơ sở nào ?

A. Những quyết định của Hội nghị lanta.

B. Những thoả thuận sau Hội nghị lanta của ba cường quốc

C. Những quyết định của Hội nghị lanta cùng với những thoả thuận sau Hội nghị lanta của ba cường quốc.

D. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Câu 7. Những quyết định của Hội nghị lanta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực lanta, chi phối mọi mối quan hệ quốc tế trên thế giới.

B. Thế giới đã phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối lập nhau về hệ tư tưởng, chế độ xã hội, kinh tế, chính sách đối ngoại.

C. Dan đến cuộc “Chiến tranh lạnh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai giữa Mĩ và Liên Xô đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX,

D. Quan hệ quốc tế đều xoay quanh những vấn đề mà Hội nghị ianta quyết định.

Câu 8. Hội nghị quốc tế Xan Phranxixcô (từ tháng 4 – 1945 đến tháng 6-.1945) giải quyết vân đề gì ?

A. Thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

B. Tuyên bố tổ chức Liên hợp quốc chính thức đi vào hoạt động.

C. Là phiên họp đầu tiên của Liên hợp quốc.

D. Họp bàn về việc thành lập các cơ quan của Liên hợp quốc.

Câu 9. Mục đích của tổ chức Liên họp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

B. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hợp tác.

C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

Câu 10. Tại sao Hiến chương của Liên họp quốc Sà văn kiện quan trọng nhất ?

A. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc.

C. Hiến chương đ§ nêu rõ mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước,…

D. Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.

Câu 11. Ý nào dưới đây khẳng định mục đích quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc ? 

A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

B. Ngăn chặn và thủ tiêu mọi sự đe doạ đối với hoà bình và an ninh thế giới.

C. Áp dụng những biện pháp để trừng trị các hoạt động xâm lược, phá hoại hoà bình.

D. Duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mĩ.

Câu 12. Cơ quan nào của Liên họp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới ?

A. Đại hội đọng.                                                   B. Ban thư kí.

C. Hội đồng Bảo an.                                          D. Tổng thư kí.

Câu 13. Hãy đánh giá về vai trò của Liên họp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay.

A. Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

B. Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.

C. Ngăn chặn các đại dịch đe doạ sức khoẻ loài người.

D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo,…

Câu 14. Từ khi thành lập đến nay Liên họp quốc vai trò

A. Xây dựng mối quan hệ giữa các nước với tổ chức Liên hợp quốc.

B. Trở thành diễn đàn vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, có nhiều cố gắng giải quyết các tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế.

C. Chống lại chủ nghĩa khủng bố, duy trì hoà bình an ninh thế giới. Các tổ chức của Liên hợp quốc như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO),… đã có trụ sở ở hầu hết các nước.

D. Quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề mang tính toàn cầu.

Câu 15. Việt Nam từ khi gia nhập tổ chúc Liên họp quốc đã có những đóng góp như thế nào?

A. Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ; có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc.

B. Trở thành uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009.

C. Có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.

D. Có những đóng góp vào việc thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, quyền trẻ em.

⇒ Xem đáp án Chương I tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận