Chủ đề: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 – Ôn thi vào 10 môn Lịch sử

Đang tải...

Ôn thi vào 10 môn Lịch sử

B. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Chủ đề 5

VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)

a) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nô (19-12-1946)

– Lý do Đảng phát động kháng chiến toàn quốc chống Pháp:

+ Sau hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946),

Pháp bội ước, tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là Hà Nội (12-1946).

+ Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20-12-1946.

+ Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ngày 18 và 19-12-1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội) đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

– Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng:

+ Thể hiện qua: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiêh của Hồ Chí Minh, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.

+ Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

b) Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

+ Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, cuộc chiến đấu bắt đầu. Sau gần hai tháng, ngày 17-2-1947 Trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.

+ Ở các đô thị như Nam Định, Huế, Đà Nẵng…,, quân dân ta bao vây, tiến công tiêu diệt Pháp, gây cho chúng nhiều khó khăn.

+ Ý nghĩa: ta đã tiêu hao một phần sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, tạo điều kiện cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

c) Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài

– Tiến hành di chuyển máy móc, thiết bị, hàng hóa đến nơi an toàn.

– Đưa cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ lên căn cứ địa Việt Bắc.

– Tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

d) Chiến dịch Việt Bắc Thu – đông năm 1947

– Để thực hiện kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, Pháp mở cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc.

– Âm mưu: phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế…

– Quân ta chủ động, kịp thời phản công và tiến công địch, tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập chúng, tổ chức đánh tập kích, phục kích, chặn đánh….

– Cuộc chiến đấu liên tục 75 ngày đêm đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc. Căn cứ địa Việt Bắc thành “mồ chôn giặc Pháp”. Cơ quan đầu não kháng chiên được bảo toàn. Bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

e) Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

– Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp tăng cường thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt, lây chiên tranh nuôi chiên tranh”.

– Ta chủ trương vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích. Hội đồng nhân dân và ủy ban kháng chiến hành chính được củng cố. Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ vói ta. Ta đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế. Tháng 7-1950, chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

2. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 -1953)

a) Chiến dịch Biên giới thu đông 1950

– Hoàn cảnh lịch sử mói:

+ Thuận lợi: Cách mạng Trung Quốc thành công; Trung Quốc, Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với ta…

+ Khó khăn: Mĩ can thiệp sâu và “dính líu trực tiếp” vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

– Âm mưu của Pháp – Mĩ:

+ Với viện trợ của Mĩ, Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve.

+ Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 (để “khóa chặt biên giới Việt – Trung”). Thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La) (để “cô lập căn cứ Việt Bắc”). Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần thứ hai.

– Chủ trương của ta: tháng 6/1950, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: tiêu diệt sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc…

– Diễn biến:

+ Ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê (16-9- 1950). Mất Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4.

+ Quân ta chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, buộc quân Pháp rút quân, đường số 4 được giải phóng.

– Kết quả: ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch, giải phóng dải biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông – Tây”. Thế bao vây căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

– Ý nghĩa: đây là chiến dịch tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến. Quân đội ta đã trưởng thành, giành được thế chủ động trên khắp chiến trường chính (Bắc Bộ); mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

b) Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp

– Dựa vào viện trợ ngày càng tăng của Đế quốc Mĩ, Pháp đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược, đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Pháp gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.

c) Đại hội đại biểu lân thứ II của Đảng:

– Tháng 2-1951, Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Vinh Quang (Chiêm Hóa, Tuyên Quang).

– Nội dung:

+ Thông qua hai bản báo cáo. Báo cáo chính trị cho chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày và Báo cáo Bàn vê cách mạng Việt Nam cho tổng bí thư Trường Chinh trình bày.

+ Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam.

+ Đối với Lào và Cam-pu-chia, Đại hội chủ trương xây dựng ở mỗi nước một đảng riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước.

+ Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu giữa chức Chủ tịch, Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư.

– Ý nghĩa: đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

d) Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt

– Về chính trị:

+ Ngày 3-3-1951, mặt trận Việt Minh và hội Liên hiệp Việt Nam thành mặt trận Liên hợp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).

+ Ngày 11-3-1951, “Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào” ra đời.

– Về kinh tế:

+ Năm 1952, mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp đáp ứng được yêu cầu công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu.

+ Năm 1953, phát động quần chúng triệt để giảm tô và thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do.

– Về văn hóa, giáo dục, y tế: tiếp tục công cuộc cái cách giáo dục. Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu và sản xuất.

e) Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường

– Ta chủ động mở hàng loạt chiến dịch nhằm phá tan âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp – Mĩ.

– Chiến dịch ở trung du và đồng bằng: chiến dịch Trung du, chiến dịch Đường số 18, chiến dịch Hà – Nam – Ninh.

– Chiến dịch ở Hòa Bình, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Thượng Lào…

3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 -1954)

a) Kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ

– Pháp đề ra kế hoạch Na va, nhằm xoay chuyên cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong vòng 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

– Kế hoạch Nava được thực hiện theo hai bước:

+ Bước thứ nhất, trong thu – đông năm 1953 và xuân năm 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.

+ Bước thứ 2, từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.

b) Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 -1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

– Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954:

+ Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch quân sự trong đông – xuân 1953-1954 vói quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận – chính diện và sau lưng địch.

Phương hướng chiến lược của ta là tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu…

Phương châm chiến lược của ta là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.

+ Diễn biến:

Đầu tháng 12-1953, ta uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng tỉnh Lai Châu. Na-va tăng cường 6 tiểu đoàn cho Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp.

Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt, uy hiếp Xê-nô. Nava tăng cường lực lượng cho Xênô, Xênô trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.

Cuối tháng 1-1954, liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào giải phóng toàn tỉnh Phongxalì. Na-va tăng cường cho Luông Phabăng. Luông Phabăng trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.

Đầu tháng 2-1954, ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kon Tum, uy hiếp Plâyku. Pháp tăng cường lực lượng cho Plâyku. Plâyku trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.

+ Ý nghĩa: cuộc tiến công chiến lược của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na va, buộc quân chủ lực của chúng bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi.

– Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

+ Âm mưu và hành động của Pháp – Mĩ ở Điện Biên Phủ:

Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía Tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược.

Na-va xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, có tới 16 200 quân, được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu: phân khu Bắc; phân khu Trung tâm; phân khu Nam.

+ Chủ trương của ta: đầu tháng 12-1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng họp, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đấy, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

– Diễn biến (từ ngày 13-3 đến 7-5-1954):

+ Đợt 1: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

+ Đợt 2: ta tiến công các căn cứ phía đông khu Trung tâm

+ Đợt 3: quân ta tiến công các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.

– Kết quả: tại Điện Biên Phủ, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 quân địch, phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

– Ý nghĩa:

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng lớn nhất, oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Chiến thắng này đập tan hoàn toàn kế hoạch Na va, giáng đòn quyết định vào thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

c) Hiệp định Giơ-ne-vơ vê chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)

– Căn cứ vào điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí hiệp đinh Giơ-ve-vơ ngày 21 – 7 – 1954.

– Nội dung:

+ Các nước dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia

+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

+ Các bên tham chiến di chuyển và tập kết quân đội ở hai vùng Bắc – Nam, lây vĩ tuyến 17 làm giói tuyến quân sự tạm thời.

+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956.

– Ý nghĩa:

+ Hiệp đỉnh Giơ-ne-vơ cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương

+ Pháp phải buộc chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng quốc tế hòa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

d) Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhản thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp. Miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Giáng đòn nặng nê vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã thuộc địa của chúng.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

– Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra trong điều kiện có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, có mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về nhiều mặt.

+ Sự liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950)

Câu 1. Hành động khiêu khích trắng trợn nhất của thực dân Pháp sau Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) là:

  1. tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
  2. khiêu khích, tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn. 
  3. gây những cuộc xung đột vũ trang ở Hà Nội.
  4. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

Câu 2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chính thức bùng nổ vào:

  1. ngày 2-9-1945.                                        C. ngày 12-12-1946.
  2. đêm 22 rạng ngày 23-9-1945.              D. ngày 19-12-1946.

Câu 3. Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta diễn ra trước tiên ở các đô thị?

  1. Đô thị là nơi quân Pháp tập trung đông lực lượng nhất.
  2. Quân Pháp không quen địa bàn, sẽ thuận lợi cho quân dân ta chiến đấu.
  3. Để giam chân quân Pháp ở các đô thị, bảo vệ cơ quan đầu não và rút dần lực lượng lên Việt Bắc.
  4. Tạo điều kiện cho cơ quan đầu não rút lên căn cứ Việt Bắc an toàn.

Câu 4. Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc nhằm mục tiêu:

  1. phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, khoá chặt biên giới Việt – Trung.
  2. phá hậu phương kháng chiến, triệt phá đường tiếp tế.
  3. giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.  
  4. buộc ta phải chấp nhận đàm phán, chấp nhận những điều khoản do Pháp đưa ra.

Câu 5. Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là gì?

  1. Tiêu diệt được một nửa sinh lực quân Pháp.
  2. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
  3. Làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài.
  4. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành hơn, có thêm kinh nghiệm trong chiến đấu.

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị là:

  1. đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
  2. đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới. 
  3. đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta.
  4. tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

Câu 7. Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta là:

  1. Trung Quốc 
  2. Liên Xô
  3. Lào
  4. Campuchia

Câu 8. Chiến dịch phản công giành thắng lợi đầu tiên của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp là:

  1. chiến dịch Biên giới 1950.
  2. chiên dịch Hòa Bình 1952
  3. chiến dịch Việt Bắc 1947 .
  4. chiến dịch Tây Bắc 1953.

2. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 -1953)

Câu 9. Hai hệ thống phòng ngự mà thực dân Pháp thiết lập ở Việt Nam nam 1950 là:

  1. hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và “Hành lang đông – tây”
  2. hệ thống phòng ngự ở Đồng bằng Bắc bộ và Trung du.
  3. phòng tuyến “vành đai trắng” ở trưng du và Bắc Bộ
  4. hệ thống phòng ngự ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu 10. Tháng 6-1950, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh họp quyết định mở Chiên dịch Biên giới thu đông nhằm mục tiêu:

  1. đánh tan cuộc tấn công mùa đông của quân Pháp ở Việt Bắc.
  2. tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
  3. phá tan âm mưu bao vây Việt Bắc của thực dân Pháp, tạo đà cho cuộc kháng chiến đi lên.
  4. bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc, mở rộng con đường liên lạc với Trung Quốc.

Câu 11. Mặt trận Liên Việt là kết quả sự thống nhất giữa các tổ chức nào?

  1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Thanh niên Việt Nam
  2. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
  3. Mặt trận Tô quốc Việt Nam và Hội Liên Việt.
  4. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Câu 12. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951) họp tại đâu?

  1. Hương Cảng (Trung Quốc),            C. Pác Bó (Cao Băng).
  2. Ma Cao (Trung Quốc).                     D. Chiêm Hoá (Tuyên Quang).

Câu 13. Để bồi dưỡng sức dân trước hết là nông dân, đầu 1953 Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì?

  1. Chấn chỉnh chế độ thuế khoá.
  2. Cuộc vận động lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm
  3. Xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
  4. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

Câu 14. Chiến dịch Biên giới năm 1950 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vì:

  1. đã giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn, đông dân.
  2. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
  3. bộ đội chủ lực trưởng thành, khai thông biên giói Việt – Trung. 
  4. đã làm phá sản kế hoạch Rơve của thực dân Pháp có sự can thiệp của Mĩ

Câu 15. Vì sao tại Đại hội lần thứ II (2/1951), Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một đảng ?

  1. Vì đặc điểm riêng của từng quốc gia
  2. Vì xu thế phát triển của thế giới.
  3. Vì sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.
  4. Vì nguyện vọng của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 16. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch:

  1. Thượng Lào năm 1954.              C. Việt Bắc thu – đông năm 1947.
  2. Điện Biên Phủ năm 1954.          D. Biên giói thu – đông năm 1950.

3. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thức (1953 -1954)

Câu 17. Mục tiêu của Pháp – Mĩ khi đề ra Kế hoạch Nava là:

  1. giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
  2. giành một thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
  3. thiết lập chính phủ bù nhìn tay sai, kết thúc chiến tranh.
  4. khóa chặt biên giới Việt – Trung, tiêu diệt một phần bộ độ chủ lực của ta.

Câu 18. Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 -1954) được kết thúc bằng sự kiện nào?

  1. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
  2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
  3. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.
  4. Các cuộc tiến công chiến lược trong đông – xuân 1953 – 1954.

Câu 19. Từ cuối năm 1953 đến đầu 1954, quân chủ lực của Pháp bị phân tán ở những địa điểm nào?

  1. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Phra-bang.
  2. Điện Biên Phủ, Thà khẹt, Plây-cu, Luông Phra-bang. 
  3. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.
  4. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Sầm Nưa.

Câu 20. Tướng Đờ Cát-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng vào thời gian nào?

  1. 16 giờ ngày 7/5/1954
  2. 16 giờ 30 ngày 7/5/1954
  3. 17 giờ ngày 7/5/1954
  4. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954

Câu 21. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954 của ta là:

  1. đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
  2. đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp – Mĩ.
  3. đã tạo ra thế và lực mói cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta với thực dân Pháp sau này.
  4. đã làm thất bại bước đầu kế hoạch Nava của Pháp – Mĩ.

Câu 22. Thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954?

  1. Chiến dịch Biên giới.
  2. Chiến dịch Việt Bắc.
  3. Chiến dịch Hòa Bình.
  4. Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Câu 23. Tại sao nói hiệp định Giơnevơ 1954 là một thành công nhưng không trọn vẹn?

  1. Mĩ không kí vào văn bản cuối cùng của Hiệp định Giơnevơ.
  2. chưa hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước.
  3. Lào mói được giải phóng được 2 tỉnh Sầm Nưa và Phong-xa-lì.
  4. chưa giải phóng được miền Bắc

Câu 24. Tại sao nói, thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp (1946-1954) có ý nghĩa quốc tế sâu sắc?

  1. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
  2. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh.
  3. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, CỔ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ latinh.
  4. Tạo điều kiện cho cách mạng Lào, Cam-pu-chia và các nước Đông Bắc Á phát triển, giành thắng lợi.

 

 Đáp án 

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận