Chủ đề: Việt Nam trong những năm 1930-1939 – Ôn thi vào 10 môn Lịch sử

Đang tải...

Ôn thi vào 10 môn Lịch sử

B. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Chủ đề 2

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 – 1939

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

a) Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

– Hoàn cảnh: Ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ do vậy yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Vói tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Thời gian: Từ ngày 6/1/1930.

– Nội dung:

+ Thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Thông qua Chính cương văn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng).

+ Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc cũng đã ra Lời kêu gọi.

– Ý nghĩa:

+ Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.

+ Hội nghị thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

– Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) Đảng ta quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

b) Luận cương chính trị (10/1930)

– Được thông qua tại Hội nghị tháng 10/1930 của Đảng do Trần Phú khởi thảo.

– Nội dung:

+ Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

+ Xác định nhiệm vụ cách mạng là đấu tranh đòi các quyền lợi cách mạng trước mắt, đến khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng đánh đổ chính quyền của giai cấp thống trị, giành chính quyền cho công – nông.

+ Đảng phải liên lạc với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.

c) Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yêu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

+ Việc thành lâp Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và chấm dứt thời kì khủng hoảng giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên, có tính tất yếu, quyết đinh cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

2. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935

a) Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thê giới

– Kinh tế Việt Nam chịu những hậu quả nặng nề: nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ, xuất nhập khẩu đình đốn.

– Xã hội: Đời sống của tất cả các tầng lớp, giai cấp đều khó khăn đặc biệt là công nhân và nông dân.

– Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp, khủng bố của Pháp làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ta càng lên cao.

b) Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh

– Từ tháng 2/1930, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân đã nổ ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Phong trào đặc biệt mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1930.

– Nghệ – Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Tháng 9/1930 phong trào công – nông đã phát triển tới đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu tranh chính trị được kết hợp với khẩu hiệu kinh tế. Đấu tranh diễn ra với nhiều hình thức như tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ…

– Bộ máy chính quyền địch ở nhiều địa phương bị tan rã, các Xô Viết được thành lập ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã thi hành nhiêu chính sách tiến bộ đem lại quyền lợi cho nhân dân.

– Hoảng sợ trước phong trào quần chúng, thực dân Pháp ra sức đàn áp phong trào đồng thời sử dụng những thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc. Kết quả, các Xô Viết lần lượt tan rã.

– Mặc dù bị dập tắt trong máu lửa, phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử to lớn trong phong trào cách mạng Việt Nam.

– Từ cuối năm 1931, cách mạng nước ta bước vào thời kì vô vùng khó khăn.

– Từ cuối năm 1934 đầu năm 1935, hệ thống tổ chức Đảng ở trong nước nói chung đã được phục hồi.

– Tháng 3 năm 1935 Đại hội lần thứ nhất chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.

3. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 -1939

a) Tình hình thế giới và trong nước.

– Thế giới:

+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh thế giói.

+ Tại đại hội lần thứ VII ( tháng 7 năm 1935), Quốc tế cộng sản xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.

+ Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho nhân dân thuộc địa trong đó có Việt Nam.

– Trong nước:

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân khó khăn.

+ Bọn cầm quyền Pháp ở Đông Dương tiếp tục thi hành chính sách vơ vét, bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

b) Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ

– Tại Hội nghị tháng 7/1936 Đảng quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) đồng thời xác định hình thức đấu tranh trong giai đoạn này là sử dụng triệt để khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai nhằm đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

– Một số phong trào tiêu biểu: Phong trào Đông Dương đại hội, đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương, mít tinh tại Khu Đấu xảo (Hà Nội), xuất bản báo chí, đấu tranh nghị trường…

– Từ cuối năm 1938, do sự khủng bố của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp phong trào đấu tranh công khai thu hẹp dần và đến tháng 9/1939 thì chấm dứt.

c) Ý nghĩa của phong trào

– Là một cao trào cách mạng dân tộc và dân chủ rộng lớn, góp phần nâng cao trình độ chính trị của cán bộ cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, xây dựng đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người…

– Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Câu 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức trong hoàn cảnh nào?

  1. Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời.
  2. Nguyễn Ái Quốc về nước.
  3. Các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.
  4. Các tô chức cộng sản mong muốn thống nhất, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 2. Ai là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

  1. Nguyễn Ái Quốc.
  2. Trần Phú.
  3. Tôn Đức Thắng. 
  4. Tôn Trung Sơn.

Câu 3. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua văn kiện nào?

  1. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
  2. Đường Kách mệnh, 
  3. Luận cương chính trị.
  4. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 4. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa như

  1. một Hội nghị chính trị.
  2. một Đại hội thành lập Đảng, 
  3. một Hội nghị toàn quốc.
  4. một Đại hội toàn quốc.

Câu 5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng?

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I.
  2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.
  3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.
  4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV.

Câu 6. Ai là người khởi thảo Luận cương chính trị?

  1. Nguyễn Ái Quốc. 
  2. Trần Phú.
  3. Tôn Đức Thắng. 
  4. Tôn Trung Sơn.

Câu 7. Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi tên là

  1. Đảng Cộng sản Đông Dương.
  2. Đông Dương Cộng sản đảng,
  3. Đảng lao động Việt Nam.
  4. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Cầu 8. Nội dung nào sau đây không phải là sự khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị?

  1. Đoàn kết với vô sản thế giới.
  2. Giải quyết vâh đề dân tộc trước khi giải quyết vân đề dân chủ.
  3. Nhấn mạnh vũ trang bạo động cách mạng.
  4. Lực lượng cách mạng bao gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, tiểu và trung địa chủ.

2. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 -1935

Câu 9. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 bắt đầu với cuộc đấu tranh của giai cấp nào?

  1. Công nhân.
  2. Nông dân.
  3. Tư sản dân tộc.
  4. Tiểu tư sản.

Câu 10. Vì sao phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất ở Nghệ – Tĩnh?

  1. Nghệ – lĩnh đất rộng nhất cả nước.
  2. Nghệ – Tĩnh có dân số đông nhất cả nước.
  3. Nghệ – Tĩnh có truyền thống cách mạng mạnh mẽ, lâu đời.
  4. Nghệ Tĩnh giàu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 11. Hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1931-1931 là

  1. rải truyền đơn, tập hợp chữ kí.
  2. đưa dân nguyện.
  3. bãi công, mít tinh, xuất bản báo chí.
  4. bãi công, vũ trang cách mạng.

Câu 12. Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là

  1. nông dân, công nhân và tiểu tư sản.
  2. nông dân, công nhân và tư sản. 
  3. nông dân và công nhân
  4. nông dân, công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản.

Câu 13. Địa điểm nào sau đây không thuộc phạm vi bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?

  1. Nghệ An – Hà Tĩnh.
  2. Phú Riềng.
  3. Thái Bình, Hà Nam, các tỉnh Nam Kì.
  4. Quảng Châu, Thái Binh, Hà Nam, Hà Tĩnh.

Câu 14. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó là Đảng Cộng Sản Đông Dương.
  2. Đảng Dân chủ Việt Nam. 
  3. Đảng Lao động Việt Nam.
  4. Mặt trận Việt Minh.

Câu 15. Xô Viết là gì?

  1. Là hình thức tổ chức của khối liên minh các tầng lớp và giai cấp trong xã hội.
  2. Là hình thức tổ chức của khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tiểu tư sản.
  3. Là hình thức tổ chức của khối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân.
  4. Là hình thức tổ chức của khối liên minh giữa giai cấp tư sản, công nhân, nông dân và tiểu tư sản.

Câu 16. Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ – Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

  1. Thi hành nhiều chính sách đem lại quyền lợi cho quần chúng.
  2. Giành chính quyền trong cả nước, c. Chia ruộng đất công cho công nhân.
  3. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng.
  4. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 -1939

Câu 17. Đại hội lần thứ VII (tháng 7/1935) Quốc tế cộng sản họp xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là

  1. Chủ nghĩa phát xít.
  2. Chủ nghĩa đế quốc,
  3. Chủ nghĩa cộng sản. 
  4. Chủ nghĩa tư bản.

Câu 18. Mặt trận Nhân dân Pháp đã thực hiện những chính sách tiến bộ nào khi lên cầm quyền?

  1. Áp dụng một số chính sách độc lập, dân chủ cho các nước thuộc địa.
  2. Thực hiện độc lập cho các nước thuộc địa.
  3. Áp dụng một số chính sách tự do, dân chủ cho các nước thuộc địa.
  4. Áp dụng một số chính sách độc lập, tự do, dân chủ cho các nước thuộc địa.

Câu 19. Tháng 7/1936 Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận nào?

  1. Mặt trận Việt Minh.
  2. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, 
  3. Mặt trận Dân tộc Đông Dương.
  4. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 20. Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là

  1. đế quốc Pháp.
  2. chủ nghĩa phát xít.
  3. mặt trận Nhân dân Pháp.
  4. phản động Pháp cùng bè lũ tay sai.

Câu 21. Hình thức đấu tranh nào sau đây được Đảng Cộng sản Đông Dương đặc biệt nhấn mạnh trong phong trào cách mạng 1936 -1939?

  1. Vũ trang cách mạng.
  2. Bí mật, bất hợp pháp.
  3. Biểu tình, bạo động cách mạng.
  4. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.

Câu 22. Mục tiêu của phong trào cách mạng 1936 – 1939 là

  1. đòi độc lập.
  2. đòi Pháp rút quân.
  3. đòi xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
  4. đòi tự do, dân chủ.

Câu 23. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1936 -1939?

  1. Khối liên minh công – nông được hình thành.
  2. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin được tuyên truyền rộng rãi.
  3. Quần chúng nhân dân được tập dượt hình thức đấu tranh mới.
  4. Trình độ chính trị và công tác của cán bộ và đảng viên đã được nâng cao một bước rõ rệt.

Câu 24. So với phong trào cách mạng 1930 – 1931 phong trào cách mạng 1936 – 1939 có điểm khác về phương pháp và hình thức đấu tranh như thế nào?

  1. Lôi kéo đông đảo nông dân tham gia khởi nghĩa.
  2. Tập hợp nhân dân đấu tranh bạo động cách mạng.
  3. Tập hợp nhân dân đấu tranh chính trị hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, bán công khai.
  4. Xây dựng nhà nước cách mạng kiểu mới.

 Đáp án 

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận