Chủ đề: Việt Nam trong những năm 1919-1930 – Ôn thi vào 10 môn Lịch Sử

Đang tải...

Ôn thi vào 10 môn Lịch sử

B. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Chủ đề 1

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 -1930

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

a) Chương trình khai thác thuộc địa lân thứ hai của thực dân Pháp

– Nguyên nhân: Nền kinh tế của Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề; cần bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

– Chính sách khai thác thuộc địa:

+ Nông nghiệp: tăng cường đầu tư vốn vào đồn điền cao su.

+ Công nghiệp: chú trọng khai mỏ; mở thêm một số cơ sở công nghiệp.

+ Thương nghiệp: phát triển hơn trước; Pháp độc quyền đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước khác nhập vào Việt Nam.

+ Giao thông – vận tải: hệ thống đường sắt, đường bộ được đầu tư, phát triển thêm.

+ Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.

– Điểm giống so với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất: hạn chế công nghiệp phát triển (đặc biệt công nghiệp nặng); tăng cường vơ vét bằng cách đánh thuế nặng, nhiều loại thuế.

b) Các chính sách chính trị – văn hóa – giáo dục

– Về chính trị: thực hiện chính sách “chia để trị”.

– Về văn hóa – giáo dục: khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan; các tệ nạn xã hội; hạn chế mở trường học…

c) Xã hội Việt Nam phân hóa

– Giai cấp địa chủ phong kiến: câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho thực dân Pháp; một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

– Giai cấp tư sản: làm tay sai cho thực dân Pháp (tư sản mại bản); có ít nhiều tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến (tư sản dân tộc).

– Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: hăng hái tham gia cách mạng.

– Giai cấp nông dân: bị bần cùng hóa, bị bóc lột nặng nền nên là lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng.

– Giai cấp công nhân: yêu nước, bị ba tầng áp bức, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

2. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)

a) Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới: tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam.

b) Phong trào dân tộc – dân chủ công khai (1919 -1925)

Phong trào diễn ra sôi nối, có sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp:

– Giai cấp tư sản dân tộc: phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn…

– Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: tập hợp trong các tổ chức như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt… sự kiện nổi bật là đấu tranh đòi nhà cầm quyền thả Phan Bội Châu (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926).

– Mục tiêu: đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi về kinh tế.

– Tính chất: yêu nước, dân chủ.

c) Phong trào công nhân (1919 – 1925)

– Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ và tự phát.

– Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) với mục đích ngăn cản tàu chiến của Pháp chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng, đánh dấu bước phát triển mói của phong trào công nhân.

3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 -1925

4. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời

a) Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 -1927)

-Nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học sinh học nghề liên tiếp bùng nổ như: cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng, nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy Ba Son….

-Điểm mới của phong trào: rộng khắp; thành một làn sóng, mang tính chính trị.

b) Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928)

-Thành phần: trí thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

-Phân hóa thành hai xu hướng tư tưởng: vô sản và tư sản. Xu hướng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế.

c) Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

-Hoàn cảnh lịch sử: phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường cách mạnh vô sản; cần thành lập một đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo.

-Chi bộ Đảng đầu tiên: nơi thành lập: số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội); thời gian: Tháng 3 năm 1929; những Đảng viên đầu tiên: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh…

-Ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (8/ 1929), Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/ 1929).

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Việt Nam sau chiến tranh thê giói thứ nhất

Câu 1. Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Vì cần thêm nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp.
  2. Vì cần bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
  3. Vì muốn khẳng định vị thế của Pháp trong thế giới tư bản.
  4. Vì muốn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Câu 2. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?

  1. Cao su và than. 
  2. Lương thực và cao su.
  3. Khai mỏ và cây công nghiệp.
  4. Rượu, muối, chè, giấy.

Câu 3. Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là ngành:

  1. công nghiệp và nông nghiệp.
  2. nông nghiệp và khai mỏ.
  3. khai mỏ và công nghiệp.
  4. nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 4. Để thâu tóm thị trường Việt Nam, thực dân Pháp đã:

  1. đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta.
  2. đánh thuế nặng vào hàng hóa trong nước, nước ngoài,
  3. quản lí chặt ngân hàng Đông Dương.
  4. hạn chế công nghiệp nặng phát triển.

Câu 5. Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành những giai cấp, tầng lóp nào?

  1. Địa chủ – Tư sản – Tiểu tư sản – Nông dân – Công nhân.
  2. Địa chủ – Tư sản dân tộc – Nông dân – Công nhân,
  3. Tư sản – Vô sản – Địa chủ – Tiểu tư sản.
  4. Tiểu tư sản – Công nhân – Nông dân – Địa chủ

Câu 6. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  1. Có tinh thần hăng hái tham gia cách mạng.
  2. Làm tay sai cho thực dân Pháp, tuy nhiên một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
  3. Có tinh thần hăng hái cách mạng và vươn lên thành giai cấp lãnh đạo.
  4. Có ít tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiên.

Câu 7. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  1. Số lượng đông; có tinh thần hăng hái tham gia cách mạng.
  2. Làm tay sai cho thực dân Pháp, tuy nhiên một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
  3. Có tinh thần hăng hái cách mạng và vươn lên thành giai cấp lãnh đạo.
  4. Một bộ phận có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến.

Câu 8. Mục đích của những chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã tiến hành trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai là gì?

  1. Khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam
  2. Chia rẽ dân tộc Việt Nam
  3. Tạo khối đoàn kết dân tộc
  4. Tạo ra tầng lớp tay sai, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.

Câu 9. Hậu quả lớn nhất về kinh tế từ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929) của thực dân Pháp gây ra cho Việt Nam là gì?

  1. Các ngành công nghiệp phát triển không đồng đều.
  2. Kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng,
  3. Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ của Pháp.
  4. Cán trở sự giao lưu buôn bán với nước ngoài.

Câu 10. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) có điểm gì giống chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1913)?

  1. Đầu tư vốn vào ngành công nghiệp vói quy mô lớn.
  2. Khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển đồng đều.
  3. Tập trung bóc lột bằng cách tăng thuế muối, thuế rượu.
  4. Hạn chế công nghiệp phát triển; tăng cường vơ vét bằng nhiều loại thuế nặng.

2. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 -1925)

Câu 11. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?

  1. Bước đâu chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá vào Việt Nam.
  2. Thúc đẩy các phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ hơn.
  3. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam.
  4. Các phong trào đấu tranh có tổ chức, mục đích rõ ràng.

Câu 12. Sự kiện nào chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng?

  1. Bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn
  2. Bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định.
  3. Cuộc đấu tranh của viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc kì.
  4. Bãi công của công nhân nhà máy rượu Hà Nội.

Câu 13. Sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí thức là…

  1. xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ…
  2. phong trào đòi thả Phan Bội Châu (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926).
  3. tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện, Trung Quốc (6/1924).
  4. phong trào chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì

(1923).

Câu 14. Hãy cho biết mục tiêu của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919 -1925)?

  1. Đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi kinh tế.
  2. Đòi độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
  3. Yêu cầu thỏa mãn một số quyền lợi về kinh tế.
  4. Bênh vực quyền lợi cho tầng lớp nhân dân lao động.

3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 -1925

Câu 15. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam sau khi….

  1. gửi tói hội nghị Véc – xai bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”.
  2. đọc bản Sơ thảo ĩân thứ nhất những luận cương vê vấn đê dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
  3. dự đại hội Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành 
  4. dự đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản.

Câu 16. Những chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng thể hiện qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở đâu? Thời gian nào?

  1. Ở Pháp (1917 -1923)
  2. Ở Liên Xô (1923 -1924)
  3. Ở Trung Quốc (1924 -1925)
  4. Ở Hương Cảng – Trung Quốc (1930)

Câu 17. Cuốn sách nào do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản năm 1925 – 1926, mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp cấm đoán nhưng vẫn được bí mật chuyển về Việt Nam?

  1. Đời sống công nhân.
  2. Bản án chế độ thực dân Pháp, 
  3. Người cùng khổ.
  4. Yêu sách của nhân dân An Nam.

Câu 18. Sắp xếp thời gian vói sự kiện gắn liền với hoạt động cuả Nguyễn Ái Quốc, sao cho phù hợp.

1) 1917-1923

a) Nguyễn Ái Quốc vê Quảng Châu (Trung Quốc).

2) 1923-1924

b) Nguyễn Ái Quốc ở Pháp.

3)1924

c) Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc.

4) 1924-1925

d) Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô.

A. lb; 2d; 3a; 4c

B. lb; 2c; 3a; 4d

 

C. la; 2d; 3b; 4c

D. lc; 2d; 3a; 4b

 

Câu 19. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) được tập hợp trong tác phẩm nào?

  1. Bản án chế độ thực dân Pháp. 
  2. Luận cương chính trị.
  3. Đường Kách mệnh. 
  4.   Đời sống công nhân.

Câu 20. Sau khi gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới hội nghị Véc – xai, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận nào?

  1. Muốn đất nước được giải phóng, phải kêu gọi sự hỗ trợ từ các nước đế quốc.
  2. Muốn đất nước được giải phóng, cần sự đoàn kết với các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
  3. Muốn đất nước được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể dựa vào chính mình.
  4. Muốn đất nước được giải phóng, phải liên kết và nhận sự hỗ trợ từ tầng lớp người Pháp yêu chuộng hòa bình.

Câu 21. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê nin và đi theo con đường cách mạng vô sản?

  1. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920)
  2. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921)
  3. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)
  4. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)

Câu 22. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 – 1925) nhằm mục đích gì?

  1. Tuyên truyền về con đường yêu nước cho những thanh niên ưu tú.
  2. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho cách mạng.
  3. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin cho những thanh niên ưu tú.
  4. Truyền bá lí luận chủ nghĩa Mác – Lê nin và xây dựng tổ chức cách mạng.

Câu 23. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 – 1924) là sự chuẩn bị về…………….. cho việc thành lập Đảng.

  1. đường lối cứu nước
  2. tổ chức
  3. tư tưởng
  4. chính trị và tư tưởng

Câu 24. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với lớp người đi trước?

  1. Sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu thực dân Pháp, để giúp đỡ đồng bào Việt Nam.
  2. Tiếp thu luồng tư tưởng văn hóa phương tây, áp dụng vào Việt Nam.
  3. Đi nhiều nước trên thế giới, để cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân các nước thuộc địa
  4. Học tập Nhật Bản và phương Tây để tìm ra con đường cứu nước mới.

4. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời

Câu 25. Sự kiện nào diễn ra vào tháng 3/1929, tại số nhà 5D Hàm Long, Hà Nội?

  1. Sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên ở Nam kì.
  2. Sự ra đời của tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
  3. Sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
  4. Sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bắc kì.

Câu 26. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam (1926 – 1927) đã chứng tỏ điều gì?

  1. Trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt.
  2. Trình độ giác ngộ của công nhân bước đầu thay đổi. 
  3. Giai cấp công nhân đã lớn mạnh về số lượng.
  4. Giai cấp công nhân đã lớn mạnh về chất lượng.

Câu 27. Điểm mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 -1927) là gì?

  1. Đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
  2. Đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.
  3. Nổ ra lẻ tẻ; các tầng lớp, giai cấp tham gia tích cực.
  4. Rộng khắp; tạo thành một làn sóng; mang tính chính trị

Câu 28. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927) dẫn đến…

  1. các tổ chức cách mạng nối tiếp nhau ra đời.
  2. các tổ chức cách mạng ra đời và có xung đột về đường lối. 
  3. các tổ chức công đoàn liên tiếp ra đời.
  4. số lượng người tham gia cách mạng ngày càng giảm.

Câu 29. Thành phần nào tham gia tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928) là chính?

  1. Nông dân, công nhân, địa chủ.
  2. Tư sản dân tộc, nông dân.
  3. Trí thức trẻ, công nhân, địa chủ.
  4. Trí thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

Câu 30. Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928) bị phân hóa thành hai xu hướng tư tưởng nào? Xu hướng nào chiếm ưu thế?

  1. Xu hướng vô sản – phong kiến; xu hướng phong kiến chiếm ưu thế.
  2. Xu hướng vô sản – tư sản; xu hướng vô sản chiếm un thế.
  3. Xu hướng tư sản – phong kiên; xu hướng tư sản chiêm ưu thế.
  4. Xu hướng tiểu tư sản – vô sản; xu hướng tiểu tư sản chiếm ưu thế.

Câu 31. Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến việc ba tổ chức cộng sản tiên tiếp ra đời?

  1. Giai cấp công nhân hiểu rằng cần liên kết vói giai cấp nông dân để làm cách mạng.
  2. Phong trào yêu nước của các tầng lớp trong xã hội bước đầu nổ ra.
  3. Phong trào công nhân phát triển mạnh, đòi quyền lợi về kinh tế.
  4. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo con đường cách mạng vô sản.

Câu 32. Chi bộ Đảng đầu tiên có bao nhiêu thành viên, trong đó có ai?

  1. 7 người; trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh.
  2. 7 người; trong đó có Ngô Gia Tự, Phan Bội Châu.
  3. 6 người; trong đó có Nguyễn Đức Cảnh, Phan Châu Trinh.
  4. 6 người; trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Đức Cảnh.

Câu 33. Năm 1929, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời. Tổ chức nào không ra đời trong hoàn cảnh lịch sử này?

  1. Đông Dương Cộng sản Đảng.
  2. An Nam Cộng sản Đảng.
  3. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
  4. Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 34. Chi bộ Đảng đầu tiên thành lập vào thời gian nào?

  1. Tháng 3 năm 1929.
  2. Tháng 6 năm 1929.
  3. Tháng 8 năm 1929.
  4. Tháng 9 năm 1919.

 Đáp án 

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận