Chủ đề: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản – Ôn thi vào 10 môn Lịch Sử

Đang tải...

Ôn thi vào 10 môn Lịch Sử

A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Chủ đề 3

MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Nước Mĩ

a) Kinh tế

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Thành tựu: Trong những năm 1945 – 1950, Mĩ chiếm 56,5% sản lượng công nghiệp và 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới. Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giói tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

+ Nguyên nhân: Nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, thu lợi nhuận từ việc bán vũ khí cho các nước tham chiến.

– Trong những thập niên tiếp theo, kinh tế Mĩ suy giảm và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.

+ Nguyên nhân: sự cạnh tranh của các nước Tây Âu và Nhật Bản, phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược…

b) Sự phát triển khoa học – kĩ thuật

– Nước Mĩ là nơi khởi đầu cho cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX, đi đầu về khoa học – kĩ thuật và công nghệ trên thế giới.

– Thành tựu: sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động…), năng lượng mới, vật liệu mới, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp; cách mạng trong giao thông, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ (tháng 7 – 1969, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng); sản xuất vũ khí hiên đại.

c) Chính sách đối nội, đối ngoại

– Đối nội:

+ Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc…

+ Mặc dù gặp nhiều khó khăn, các phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn tiếp tục bùng lên mạnh mẽ như phong trào chống phân biệt chủng tộc và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trong những năm 60, 70 của thế kỉ XX.

– Đối ngoại:

+ Với tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đây lùi phong trào giải phóng dân tộc, thành lập các khối quân sự và gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược…

+ Dù vậy, Mĩ cũng vấp phải nhiều sự thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

2. Nhật Bản

a) Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh

– Nhật Bản là nước bại, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhiều khó khăn bao trùm đất nước: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, lạm phát…

– Dưới chế độ quân quản của Mĩ, nhiều cuộc cải cách dân chủ được tiến hành như: ban hành Hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ quân phiệt, ban hành các quyền tự do dân chủ… Những cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.

b) Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

– Từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.

– Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).

– Nguyên nhân của sự phát triển “thần kì” đó là:

+ Tiếp thu những thành tựu của khoa học – kĩ thuật hiện đại.

+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật Bản – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

+ Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti.

+ Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước.

+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, cần cù, tiết kiệm, có tính kỉ luật cao.

– Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản bị suy thoái kéo dài: tăng trưởng kinh tế âm (1997 âm 0,7%, 1998 âm 1,0%, 1999 âm 1,19%), nhiều công ti bị phá sản

c) Chính sách đối nội và đối ngoại

– Đối nội:

+ Nhờ thực hiện những cải cách dân chủ, Nhật Bản đã chuyển từ một xã hội chuyên chế sang một xã hội dân chủ, nhiều chính đảng được công khai hoạt động.

+ Từ năm 1955 đến năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của giai cấp tư sản liên tục cầm quyền.

– Đối ngoại:

+ Sau chiến tranh, Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. Tháng 9 – 1951, Nhật Bản đã kí “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới cái ô “bảo vệ hạt nhân” của Mĩ, cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Sau này, “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” được gia hạn nhiều lần và từ năm 1996 kéo dài vĩnh viễn.

+ Từ nhiều thập niên qua, Nhật Bản thi hành một số chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.

3. Các nước Tây Âu

a) Tình hình chung

– Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mac-san” (từ năm 1948 đến năm 1951, 16 nước Tây Âu nhận được viện trợ khoảng 17 tỉ USD). Kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

– Về chính trị – xã hội: Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm mọi cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

– Về đối ngoại: Sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

– Năm 1949, nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị đối lập nhau (Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức). Tháng 10 – 1990, nước Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất châu Âu.

b) Sự liên kết khu vực

– Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, ở Tây Au, xu hướng liên kết khu vực ngày càng nổi bật và phát triển:

+ Tháng 4 – 1951, “Cộng đồng than thép châu Âu” được thành lập, gồm sáu nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

+ Tháng 3 – 1957, sáu nước trên cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tê châu Âu” (EEC) nhằm hình thành “một thị trường chung” để xóa dần hàng rào thuế quan, tự do lưu thông về công nhân và tư bản, thống nhất về nông nghiệp và giao thông…

+ Tháng 7 – 1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập ba cộng đồng trên.

+ Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 – 1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao Ma-xtrich (Hà Lan) quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu (EU). Từ ngày 1-9 -1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời.

– Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên kết kinh tế – chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Đến 2004, số nước thành viên của EU là 25 nước.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Nước Mĩ

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ

  1. bị tàn phá và chịu thiệt hại nặng nề.
  2. phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
  3. nhanh chóng được phục hồi.
  4. phát triển mạnh, đứng đầu thế giới.

Câu 2. Nội dung nào không phải là nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
  2. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu,
  3. Chi phí cho quốc phòng thấp.
  4. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.

Câu 3. Từ thập niên 70, nguyên nhân chủ yếu nào là suy thoái nền kinh tế Mĩ?

  1. Các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ.
  2. Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài của Mĩ.
  3. Vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
  4. Sự chênh lệch giàu – nghèo quá lớn.

Câu 4. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ nước nào?

  1. Anh
  2. Pháp. 
  3. Đức.
  4. Mĩ.

Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện “Chiến lược toàn cầu”?

  1. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.
  2. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959.
  3. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
  4. Thắng lợi của cách mạng Lào năm 1975.

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” với tham vọng

  1. đem lại hòa bình cho thế giới.
  2. chống phá các nước xã hội chủ nghĩa,
  3. làm bá chủ thế giới.
  4. chống khủng bố trên toàn thế giới.

Câu 7. Thực chất của chính sách hai Đảng (Dân chủ và Cộng hòa) thay nhau cầm quyền ở Mĩ là phục vụ lợi ích của

  1. các tầng lớp nhân dân.
  2. giai cấp tư sản.
  3. người da trắng.
  4. giai cấp vô sản.

Câu 8. Nội dung nào không thuộc chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
  2. Đàn áp phong trào công nhân.
  3. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
  4. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc.

2. Nhật Bản

Câu 9. Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  1. Kinh tế phát triển nhanh chóng.
  2. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh,
  3. Các đảng phái tranh giành quyền lực.
  4. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần.

Câu 10. Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi

  1. quân đội Mĩ.
  2. quân đội Anh.
  3. quân đội Pháp.
  4. quân đội Liên Xô.

Câu 11. Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  1. Giúp kinh tế Nhật Bản phát trển “thần kì”.
  2. Giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
  3. Giúp Nhật Bản mở rộng quan hệ với các nước lớn.
  4. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Á.

Câu 12. Nhân tố khách quan nào tạo điều kiện cho sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản?

  1. Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
  2. Vai trò quản lý, lãnh đạo của Nhà nước,
  3. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
  4. Con người được coi là vốn quý nhất.

Câu 13. Biểu hiện rõ nhất thể hiện sự phát triển kinh tế “thần kì” của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 là

  1. kinh tế vượt Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a.
  2. tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng nhanh,
  3. dẫn đầu thế giới về công nghiệp dân dụng.
  4. trở thành trung tâm kinh tế – tài chính của thế giói.

Câu 14. Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật Bản đã kí kết vói Mĩ

  1. Hiệp ước phát triển kinh tế Mĩ – Nhật.
  2. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.
  3. Hiệp ước Liên minh Mĩ – Nhật.
  4. Hiệp ước phòng thủ chung châu Á.

Câu 15. Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản hạn chế chi phí cho quốc phòng?

  1. Tập trung vào phát triển kinh tế.
  2. Đứng dưới chiếc “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ. 
  3. Đứng dưới chiếc “ô bảo trợ kinh tế” của Mĩ.
  4. Đất nước được bao bọc bởi đại dương.

Câu 16. Nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991 là tăng cường mối quan hệ với các nước

  1. Đông Nam Á.
  2. Đông Bắc Á.
  3. Đông Âu.
  4. Tây Âu.

3. Các nước Tây Âu

Câu 17. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu

  1. phát triển chậm chạp.
  2. tăng trưởng chậm,
  3. phát triển nhanh chóng.
  4. được phục hồi.

Câu 18. Tháng 4 – 1951, “Cộng đồng than – thép châu Âu” ra đời gồm mấy thành viên?

  1. 5 thành viên.
  2. 6 thành viên,
  3. 7 thành viên. 
  4. 8 thành viên.

Câu 19. “Kế hoạch Mac-san” (1948) còn được gọi là

  1. Kế hoạch phục hưng Tây Âu.
  2. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
  3. Kế hoạch phục hung kinh tế châu Âu.
  4. Kế hoạch phục hưng văn hóa châu Âu.

Câu 20. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về quân sự?

  1. Không quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
  2. Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ.
  3. Thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
  4. Tham gia khối quân sự NATO.

Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hành động của các nước Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ của mình là

  1. tìm cách trở lại xâm chiếm.
  2. thiết lập quan hệ ngoại giao bình đẳng,
  3. tăng cường viện trợ kinh tế.
  4. tôn trọng độc lập của họ.

Câu 22. Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa nhờ sự giúp đỡ tích cực của

  1. Mĩ.
  2. Liên Xô.
  3. Mĩ, Anh, Pháp. 
  4. Mĩ, Nhật Bản.

Câu 23. Nội dung nào không phải là nguyên nhân phản ánh xu hướng liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu?

  1. Nhằm củng cố thế lực của giới cầm quyền.
  2. Nhằm mở rộng thị trường.
  3. Muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc Mĩ.
  4. Nền kinh tế các nước không cách biệt nhau lắm.

Câu 24. Tên viết tắt của Cộng đồng châu Âu là

  1. EC.
  2. EEC.           
  3. EU.             
  4. EURO.

Câu 25. Tới nay, Liên minh châu Âu là

  1. liên minh kinh tế – đối ngoại lớn nhất hành tinh.
  2. liên minh chính trị – văn hóa lớn nhất hành tinh.
  3. liên minh khoa học – kĩ thuật lớn nhất hành tinh.
  4. liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất hành tinh.

Đáp án chủ đề 3

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận