Chủ đề Cộng đồng địa phương: ôn tập và đánh giá (bài 6-9)

Đang tải...

Giáo án Tự nhiên và Xã hội lớp 1 bài ôn tập và đánh giá chủ đề cộng đồng địa phương (bài 6, bài 7, bài 8, bài 9) giúp các em học sinh hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương. Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy.

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ

CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

          Sau bài học, HS đạt được

          * Về nhận thức khoa học

          Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương

          * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

          Củng cố kĩ năng sưu tầm, xử lí thông tin

          * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

          Thể hiện được việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

          – Các hình ở Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương trong SGK.

          – Chuẩn bị 6 biển báo giao thông rời (xem hình trang 65 SGK) và 6 lá thăm ghi từ số 1 đến số 6

          – HS sưu tầm một số thông tin, hình ảnh về Cộng đồng địa phương.

          – VBT Tự nhiên và Xã hội 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Em đã học được gì về chủ đề Cộng đồng địa phương?

Hoạt động 1: Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về Cộng đồng địa phương

* Mục tiêu

– Hệ thống và mở rộng kiến thức về chủ đề Cộng đồng địa phương.

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm

– Từng cá nhân đưa ra những hình ảnh, thông tin đã sưu tầm được theo sự phân công trong nhóm về cộng đồng địa phương.

– Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày, sắp xếp bộ sưu tập những hình ảnh, thông tin về cộng động địa phương của nhóm mình. Đồng thời cùng nhau tập trình bày.

Bước 2: Làm việc cả lớp

– Yêu cầu các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp.

– Yêu cầu các nhóm tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về những hình ảnh, thông tin mà các bạn đã sưu tầm được. Đồng thời, nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều hình ảnh, thông tin bổ ích về cộng đồng địa phương.

Hoạt động 2: Trò chơi “Thi nói về ngày tết Nguyên đán”

* Mục tiêu

– Ôn tập và mở rộng những kiến thức về tết Nguyên đán

* Cách tiến hành

Làm việc cả lớp

– Chia lớp thành hai nhóm lớn.

Lần lượt mỗi nhóm cử một người nói về một nội dung liên quan đến tết Nguyên đán. Mỗi nội dung nêu ra được 1 điểm. Nhóm nào nói lại một nội dung đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc.

Hoạt động 3: Trò chơi “Con số bí ẩn”

* Mục tiêu

– Ôn tập kiến thức về một số biển báo giao thông

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc cả lớp

– Chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm cử một số HS lên rút thăm, GV sẽ công bố số thứ tự tương ứng với 1 biển báo giao thông để các nhóm chuẩn bị trình bày. Ví dụ

Số thăm

1

2

3

4

5

6

 

Biển báo

Đường người đi bộ sang ngang

Cấm người đi bộ

Cấm đi ngược chiều

Giao nhau với đường sắt không có rào chắn

Đá lở

Bến phà

Bước 2: Làm việc theo nhóm

– Yêu cầu HS thảo luận về biển báo mà nhóm mình đã đã rút thăm được. Đưa ra tình huống và nêu rõ việc cần làm để đảm bảo an toàn giao thông cho mình và người thân khi gặp biển báo đó.

Ví dụ: Bố đèo em đi chơi, gặp biển báo ” Đường người đi bộ sang ngang”, em nhắc bố điều khiển xe chạy chậm lại, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang – Nếu cần sẽ dừng hẳn xe lại, đợi người đi bộ qua hết mới tiếp tục đi.

Bước 3: Làm việc cả lớp

– Yêu cầu mỗi nhóm lên giới thiệu về biển báo giao thông nhóm đã chuẩn bị

– GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt.

 

 

 

 

 

 

– Làm việc theo nhóm  6 em

 

 

 

 

 

 

 

– Đại diện nhóm giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình

– Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng.

– 3 HS xung phong làm trọng tài

– Các nhóm tham gia chơi

 

 

 

Mỗi nhóm 4- 5 HS

 

 

 

– Các nhóm thảo luận về biển báo mà nhóm mình đã rút thăm được

– Cử một bạn sẽ trình bày trước lớp

 

 

 

 

 

– Đại diện các nhóm lần lượt lên giới thiệu

– Các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau

 

TIẾT 2

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

2. Em có thể đóng góp gì cho cộng đồng?

Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống

* Mục tiêu

– Thể hiện việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm

– Mỗi nhóm chọn một trong hai tình huống được thể hiện ở hình vẽ trang 65 SGK (các em cũng có thể nghĩ ra một tình huống khác).

– Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để nêu ra những cách ứng xử khác nhau có thể có. Sau đó, chọn một cách mà các em cho là tốt nhất để đóng vai. – Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp

Bước 2: Làm việc cả lớp

– Các nhóm lên đóng vai thể hiện việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng (Ví dụ: Tình huống 1: Nhắc nhở các bạn giữ trật tự nơi công cộng; Tình huống 2: Nhắc nhở mọi người vứt rác đúng nơi quy định).

– GV nhận xét, chốt: Mỗi người đều cần có ý thức trách nhiệm đống góp cho cộng đồng từ những việc làm hằng ngày như giữ trật tự, giữ vệ sinh nơi cộng cộng, …

– GV đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt.

IV. ĐÁNH GIÁ

– GV có thể sử dụng các câu 1, 2, 3, 4 của Bài Ôn tập và đánh giá chue đề Cộng đồng địa phương trong VBT để đánh giá kết quả học tập của chủ đề này

 

 

 

 

 

 

 

– Các nhóm chọn tình huống, thảo luận cách ứng xử rồi phân công đóng vai

 

 

 

 

 

– Đại diện 4 nhóm trình bày trước lớp

– Nhóm khác nhận xét và bình luận về cách ứng xử  mà các bạn lựa chọn để đóng vai

>> Tải tài liệu đầy đủ và miễn phí tại đây.

>> Xem thêm: Bài 9 An Toàn Trên Đường – Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận