Chính tả – tuần 21 – tiếng việt 5

Đang tải...

Chính tả tuần 21

* Phân biệt:  –   r  / d  / gi;

– dấu hỏi / dấu ngã.

1. Nhớ – viết: Trí dũng song toàn (từ Thấy sứ thần Việt .. đến hết).

Viết đúng: sứ thần, Việt Nam, dám lấy, triều đại, Nam Hán, Tống, Nguyên, sông Bạch Đằng, vua Minh, giận quá, sai người, Giang Văn Minh, vua Lê Thần Tông, linh cữu, khóc rằng, vua Lê.

2. Bài tập này yêu cầu em tìm và viết các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa:

– Giữ lại để dùng về sau: để dành.

– Biết rõ, thành thạo: rành.

– Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành.

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa:

– Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm.

– Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ.

– Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ.

3. Bài tập này yêu cầu em:

a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi vào chỗ trống thích hợp trong bài thơ dẫn ở sách giáo khoa trang 27.

Dáng hình ngọn gió

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm thích hợp trong mẩu chuyện vui dẫn ở sách giáo khoa trang 28.

Sợ mèo không biết

Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hãi giải thích:

– Bên cổng có một con mèo.

Bác sĩ bảo:

– Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.

Anh chàng trả lời:

– Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?

* Mở rộng kiến thức

1. Tìm và viết các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa:

– Đồ dùng để cắt, gồm có lưỡi sắc và chuôi cầm.

– Thú nuôi trong nhà như trâu, bò, chó, lợn…

– Có màu sắc tươi sáng, đẹp đẽ và nổi bật hẳn lên, làm cho ai cũng phải chú ý.

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa:

– Nơi được che chắn kín của một số loài vật làm để ở,đẻ, nuôi con…

– Người có phép thuật trừ được ma quỷ, sai khiến được ma quỷ, làm được nhiều việc kỳ lạ, theo mê tín.

– Mang trên lưng, thường đỡ bằng tay quặt ra sau, lưng còng xuống.

2. a) Có thể điền r, d hay gi vào chỗ trống nào trong khổ thơ sau:

Mùa thu nay khác …ồi

Tôi đứng vui nghe …ữa núi đồi

…ó thổi …ừng tre phấp phới.

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cưòi thiết tha.

Tròi xanh đây là của chúng ta

Núi.. .ừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những …òng sông đỏ nặng phù sa.

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm …ì …ầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.                                     •

(Nguyễn Đình Thi)

b) Có thể đặt dấu hỏi hay dấu ngã và chữ in đậm nào?

Bao giờ có làn gió heo may về mới thật là có mùa thu. Cái nắng gay gắt những ngày hè đã thành thóc vàng vào bồ, vào cót, vào kho và đã ân vào qua na, qua mít, qua hồng, qua bưởi… Nhưng ngày có gió heo may dù nắng giưa trưa cung chỉ dìu dịu, đu cho ta mặc một chiếc áo mong vân thấy chịu.

(Băng Sơn)

Xem thêm  Trí dũng song toàn

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận