Chính tả (Nhớ – viết) : Nếu chúng mình có phép lạ – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

      Nhớ lại và viết chính xác 4 khổ thơ đầu trong bài Nếu chúng mình có phép lạ. Làm đúng các bài tập có âm đầu hoặc thanh dễ nhầm lẫn: s / x; dấu hỏi / dấu ngã.

B – Tìm hiểu nội dung

I – Hướng dẫn nhớ – viết

      – Đọc lại 4 khổ thơ đầu bài Nếu chúng mình có phép lạ. Hiểu nội dung đoạn viết: Ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để phục vụ cuộc sống trên trái đất được tốt đẹp, hạnh phúc.

      – Viết đúng các từ: phép lạ, nảy mầm, lặn xuống, mãi mãi, thuốc nổ,…

      – Viết thẳng hàng những chữ cái bắt đầu một dòng thơ. Hết một khổ thơ cách một dòng viết một khổ tiếp theo…

II – Hướng dẫn làm bài tập

1. Nghe – viết: 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.

2. a) Điền vào chỗ trống s hay x?

 

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn lửa ngọn dầu

Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng

Mạch đất ta dồi dào sức sống

Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.

b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Ông Trạng Nói

      Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.

3. Viết lại các câu sau cho đúng chính tả:

a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

b) Xấu người, đẹp nết.

c) Mùa hè cá sông mùa đông cá bể.

d)        Trăng mờ còn tỏ hơn sao

      Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.

      * Ý nghĩa của các câu trên:

      – Câu a: Nước sơn là vẻ đẹp bên ngoài. Nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì cũng chóng hỏng. Con người phải có tâm tính tốt chứ không phải đẹp bởi hình thức bên ngoài.

      – Câu b: Ca ngợi phẩm chất tốt của con người.

      – Câu c: Mùa hè ăn cá sông thì ngon, mùa đông ăn cá biển thì ngon.

      – Câu d: Trăng dù mờ vẫn sáng hơn sao. Núi có lở vẫn cao hơn đồi. Người có địa vị cao, giỏi giang, giàu có dù có sa sút thế nào cũng còn hơn người khác (Quan niệm này không hoàn toàn đúng).

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận