Chiếu dời đô – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Chiếu dời đô ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Trước khi tìm hiểu tác phẩm, cần xem kĩ những chú thích của SGK Ngữ văn 8, tập 2, trang 50 để hiểu rõ về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

1. Tác giả

Lí Công Uẩn (974 – 1028) người châu cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay thuộc Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngay từ khi mới 3 tuổi, ông đã được đưa vào chùa Lục Tổ để nuôi dạy  ông là người rất thông minh, có chí lớn và đã lập nhiều chiến công. Lí Công Uẩn được cử làm Điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Trang Tông (1005), Tứ sương quân phó chỉ huy sứ rồi Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngoạ Triều (1005 – 1009). Sau khi Ngoạ Triều Lê Long Đĩnh mất, triều thần suy tôn Lí Công uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra vương triều Lí (1009 – 1225).

2. Tác phẩm

Sau khi lên ngôi, vua Lí Thái Tổ đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng là dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long (rồng bay lên) vào năm 1010.

Để thuyết phục dân chúng, nói rõ sự mưu tính nghiệp lớn của mình trong quyết định này, Lí Công uẩn đã soạn ‘‘Chiếu dời đô ”, ban bô” rộng rãi trong dân chúng.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HlỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 51)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn “Xưa nhà Thương (…) phong tục phồn thịnh” và các chú thích trong SGK trang 50 để hiểu nội dung của đoạn văn. Có thể liên hệ kiến thức về nhà Chu, Thương ở Trung Quôc để giải thích tại sao tác giả lại dẫn những cứ liệu đó.

“Chiếu dời đô “ là bản chiếu do vua Lí Công Uẩn ban bố về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Tính thuyết phục được tác giả đặc biệt chú ý. Đe có tính thuyết phục thì người viết phải sử dụng nhiều cứ liệu có tính xác thực cao, tạo niềm tin cho người đọc, người nghe.

Ngay đầu tác phẩm, Lí Công uẩn đã viện dẫn cứ liệu từ chính lịch sử của Trung Quốc và việc các vua nhà Thương, Chu đã từng dời đô. Mà không phải chỉ có một lần.

Thời nhà Thương, từ vua đầu tiên là Thang đến vua thứ mười bảy (Bàn Canh) đã có tới năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương phải dời đô ba lần.

Chính vì thế, việc dời đô cũng chỉ vì “quốc mạnh dân yên”. Đó là những chứng cứ lịch sử rất cụ thể, có thực trong lịch sử của chính quốc gia láng giềng. Như vậy, việc dời đô không còn là chuyện hi hữu, mà đó là kinh nghiệm lịch sử, phản ánh xu thế phát triển lịch sử của từng quốc gia, từng thời đại. Sự viện dẫn đó chính là cơ sở để vua Lí Công uẩn đưa ý kiến dời đô của mình và muốn dân chúng hiểu sự thay đổi đó là hoàn toàn có cơ sở.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 51)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn văn: “Thế mà (…) không thì không dời được’’ và xem chú thích (8) SGK, trang 50 để hiểu ,về việc hai nhà Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư. Chú ý đến đoạn văn thể hiện thái độ của vua Lí Công uẩn.

b. Gợi ý trả lời

Theo Lí Công Uẩn, việc hai nhà Đinh, Lê trước đây chọn Hoa Lư làm kinh đô hiện nay đã không còn phù hợp nữa. Bởi trước đây khi thế và lực của một quốc gia còn non trẻ, mới giành được độc lập sau gần một nghìn năm Bắc thuộc. Thêm vào đó, lại phải liên tục chống lại sự xâm chiếm của ngoại bang, nên các vua Đinh, Tiền Lê vẫn phải lựa chọn nơi núi non hiểm trở, tận dụng được ưu thế về địa hình tự nhiên là nơi đóng đô. Và đó là việc làm theo “ý riêng mình khinh thường mệnh trời, không noi theo dâu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi, đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”.

Như vậy, chứng tỏ nhận xét của Lí Công Uẩn có phần xác đáng và có căn cứ. Ông không chỉ lấy lịch sử Trung Quốc làm quy chuẩn để nhận xét mà còn căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước, đời sống của nhân dân. Đất nước không được phồn thịnh, dân chúng không yên ổn không chỉ làm người đứng đầu quốc gia phải suy nghĩ mà cảm thấy “rất đau xót”.

Sau tất cả những phân tích, sự viện dẫn cứ liệu lịch sử, tác giả khẳng định chắc chắn: “Không thể không dời đô

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 51)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa trên tất cả những phân tích của Lí Công Uẩn thì dòi đô là việc không thể tránh khỏi, một tất yếu. Nhưng điều quan trọng là đâu sẽ là nơi để dựng kinh đô mới? Một câu hỏi không dễ có lời đáp. Nhưng bằng con mắt nhìn xa trông rộng, tài “hoạch định” của mình, Lí Công uẩn quyết định chọn thành Đại La làm nơi dựng đô. Vào thời điểm đó, nhà Lí vừa mới được thành lập, làm sao để thuyết phục dân chúng thuận lòng chọn một vùng đất mới, trong khi Hoa Lư đã là kinh đô của hai triều đại. Chính vì thế, trong bài Chiếu, Lí Công uẩn đã đưa ra nhiều dẫn chứng rất cụ thể:

Trước hết, thành Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương. Theo chính sử có chép: khi được vua Đường cử giữ chức Đô hộ sứ Giao Châu (tên nước ta thòi đó), Cao Biền đã chọn thành Đại La làm nơi đóng đô, thủ phủ của chính quyền thông trị. Chính vì thế, ngay từ cuối thế kỉ IX, vị thế của vùng đất này đã được chú ý đến.

Thêm vào đó, thành Đại La còn có được địạ thế, điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, là nơi trụng tâm trời đất, rồng cuộn hổ ngồi, hướng nhìn sông dựa núi. Vùng đất này tập trung các mặt thuận lợi của chốn địa linh: “rộng mà bằng, cao mà thoáng ”, người dân yên tâm an cư lập nghiệp, không sợ thiên tai, lũ lụt.

Tóm lại, Đại La là “thắng cảnh”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và qùếc phòng. Đó là nơi xứng đáng được gọi là “‘kinh đô bậc nhất của đê vương muôn đời Những “dẫn chứng” này cho thấy tầm nhìn chiến lược của Lí Công uẩn về Đại La, nơi sẽ dòi đô đến. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế nhân văn. Sau một nghìn năm, Hà Nội đã trỏ thành thủ đô hoà bình của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta càng thấy Lí Công Uẩn trong việc dời đô Hoa Lư lên thành Đại La là vô cùng sáng suốt. Đó thực sự là một kì công, một công hiến vô cùng vĩ đại “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu ”, thể hiện tầm nhìn chiến lược, sáng suốt của vua Lí Công Uẩn.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 51)

“Chiếu dời đô” trước hết là một văn bản hành chính có kết cấu hết sức chặt chẽ với hệ thống lí lẽ. Mở đầu bản chiếu, Lí Công Uẩn đưa ra dẫn chứng rất cụ thể (từ thực tế lịch sử Trung Quốc) về việc dời đô. Sau đó soi chiếu vào lịch sử nước ta hai triều Đinh, tiền Lê, không thuận theo lẽ đó nên khiến cho dân chúng phải hao tổn mà đất nước không thể cường thịnh lên được. Từ hai viện dẫn đó, Lí Công uẩn đưa ra sự khẳng định chắc chắn cho việc dời đô của mình là hoàn toàn hợp lí và có căn cứ.

Tiếp theo là một loạt dẫn chứng về ưu thế của vùng đất mới được chộn là kinh đô nước Đại Việt độc lập. Các lí lẽ đưa ra rất toàn diện về vị trí, địa thế, nhân văn của mảnh đất trọng yếu này.

Như vậy, có thể thấy hệ thống lí lẽ được Lí Công Uẩn sắp xếp theọ một trình tự rất chặt chẽ tạo nên hiệu quả thuyết phục rất cao đối với người nghe.

Nhưng thêm vào đó, tính thuyết phục còn được tạo nên bởi những từ ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm. Thay vào những câu mệnh lệnh, tuyên bố là những lời văn rất giàu cảm xúc thể hiện tình cảm tha thiết của người viết: “Trẫm vô cùng đau xót…

Tất cả những yếu tố trên được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, làm nên thành công của bài văn. Nó có hiệu quả thuyết phục trực tiếp đối với người nghe vì đáp lại câu hỏi của Lí Công Uẩn: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?” bầy tôi đều nói: “Bệ hạ nhờ thiên hạ mà lập kế dài lâu.. Việc lợi như thế, ai dám không theo (Theo Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2004, trang 259).

Và sau gần 10 thế kỉ, chúng ta vẫn cảm thấy một sức thuyết phục kì lạ từ những lòi lẽ của bài văn này.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 51)

Sự ra đời của “Chiếu dời đô ” đánh dấu một mốc son mở đầu cho trang sử vẻ vang của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trong những ngôn từ rất trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương như phản ánh ý chí độc lập, tự cường của dân tộc ta. Bởi ở đây có nói đến vai trò của một kinh đô đối với nền chính trị của triều đại và phồn thịnh của đất nước. Lí Công uẩn muốn chọn một nơi đất “thắng địa” không phải chỉ để “phát nghiệp đế vương”, củng cố sự trị vì của triều đại mà còn xây dựng một quốc gia độc lập, thịnh trị.

Việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La cũng chứng tỏ sự lớn mạnh về cả thế và lực của nước ta khi đó bởi những triều đại Đinh, Lê dù đã giành được độc lập sau gần 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc nhưng vẫn còn hết sức non trẻ, nên khi xây dựng kinh đô vẫn phải chọn Hoa Lư, dù rất “chật hẹp ẩm thấp”, cốt dựa vào sông sâu núi cao, địa thế hiểm trở để đóng đô và phòng thủ. Nhưng bước sang thế kỉ XI, thế nước đã thay đổi, Đại Việt đã bước vào thời kì độc lập, tự chủ, phồn thịnh. Vì thế, tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Quyết định dời đô ra Thăng Long là một sáng kiến rất táo bạo của Lí Công Uẩn và cũng là kết quả tất yếu.của lịch sử khi đất nước bước vào thời kì phát triển.

Xem thêm Câu phủ định – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Chiếu dời đô” của Lí Công uẩn đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Dưới đây xin trích dẫn bài viết của PGS Nguyễn Văn Hồng:

CHIẾU DỜI ĐÔ – NHẬN THỨC VỀ SỰ

HƯNG THỊNH CỦA MỘT TRIỀU ĐẠI VÀ TAM VÓC

PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC

(Kỉ niệm 990 năm Thăng Long)

Trong lịch sử Việt Nam, triều Lí bắt đầu một thời kì phát triển của dân tộc. Biểu trưng của triều đại này thật đậm dấu ấn, thật đầy sức thuyết phục về khát vọng dân tộc. Đó là việc định vị đất nước một thủ đô Thăng Long – Rồng bay lên.

Nhà Lí đã thay thê nhà Tiền Lê một cách lí trí vì quyền lợi dân tộc và sự nhận thức phát triển đất nước. Như chúng ta biết, người có công lớn lao phát hiện ra thủ đô Thăng Long mà suốt gần ngàn năm vẫn trẻ trung, đầy xung lực đi lên là một nhân vật lịch sử xuất thân từ tầng lớp xã hội bình thường; nhân dân, lịch sử đã phải tô vẽ huyền thoại hoá về cuộc đời của nhân vật này.

Lí Công Uẩn đã mở đầu bằng một triều đại dài hơn hai thế kỉ (1009 – 1225). Ông đã xây dựng một triều đại có nhiều đóng góp về công cuộc phát triển ý thức dân tộc. Đó là một triều đại có nhiều đóng góp lịch sử, thời gian tồn tại dài hơn bất kì triều đại nào trước đó; hơn nữa, Về tầm vóc thì nó đã vượt xa các triều đại trước đó. Phải chăng Lí Công uẩn đã nhận thức được đầy đủ về vận nước, về quy luật mà pháp sư Đỗ Pháp Thuận nổi tiếng đã trả lòi vua Lê Đại Hành trong bài vận nước “Quốc tộ

Quốc tộ như đằng lạc 

Nam thiên lí thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.

Đó là nhận thức triết học tư tưởng Việt Nam về quản lí đất. Nội dung bốn câu thơ trên có thể hiểu là: Sự phát triển của đất nước có quy luật của nó (dây cuốn), muốn đất nước thịnh trị thái bình, nhà vua phải quản lí đất nước theo quy luật (lẽ tự nhiên), khắp đất nước sẽ hết hoạ đao binh.

Bài thơ “Quốc tộ ” như phản ánh nhận thức quản lí quốc gia mà những người nắm quyền lực phải tuân theo nếu muôn đất nước an bình. Ta biết kẻ kế tục Lê Đại Hành là Lê Ngọa Triều đã không nhận thức được điều đó. Hành động tàn bạo, ngược lại ý dân, hoang dâm vô đạo đã làm cho chính sự đô nát, nhân dân điêu linh, Nhưng Lí Công Uẩn trước cảnh một nền chính trị đổ nát, đất nước trước cơn nguy khôn, đã nhận thức được lịch sử, làm được một công việc phi thường, hoà bình, thay thế một vương triều bất lực, và mở ra một triều đại phát triển kéo dài hơn 200 năm.

Những chuyện ghi chép về việc mở triều Lí, dời đô có bao nhiêu là huyền thoại, bao nhiêu là thêu dệt sấm truyền, mê tín để tạo nên sức mạnh niềm tin. Nhưng vẫn còn có đó cái lõi thực của nhận thức lịch sử. Việc dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra La Thành (Hà Nội ngày nay) là việc thực thi có ý nghĩa phát triển kì diệu của Lí Công uẩn với triều Lí và đất nước.

“Chiếu dời đô” do Lí Công uẩn tự tay thảo đã chứng tỏ tài năng, nhận định sáng suốt của một ông vua thời đại, đồng thời “Chiếu dời đô ” cũng, đã phản ánh tầm lớn lên của quốc gia dân tộc. Phân tích nội dung “Chiếu dời đô ”, ta sẽ thấy nhận thức và lí lẽ đầy sự thuyết phục trong 214 chữ của “Chiếu dời đô

a) Bắt đầu “Chiếu dời đô ” phải nói đến quy luật thiên đô trong lịch sử Trung Quốc, một nước lớn, đã từng phát triển trước Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Lịch sử Trung Quốc về các triều đại lại rất quen thuộc với tầng lớp trí thức, tầng lớp quản lí chính trị lúc bấy giờ. “Chiếu dời đô ” đã nêu dẫn chứng từ nhà Thương đến Bàn Canh có 5 lần dời đô. Nhà Chu đến Thành Vương 3 lần dời đô. Điều dẫn giải về lí do thiên đô nói rõ là đều tuân theo quy luật: tìm một đất trung tâm “đô đại trạch trung” và mục đích là: tính kê phát triển lâu dài cho con cháu “vị ức vạn thế tôn chi kể. Dời đô phải được ý trời (cẩn thiên mệnh), căn cứ theo ý chí của cư dân (nhân dân chí); và điều quan trọng là thế phát triển của quốc gia (quốc tộ diên trường), chữ “quốc tộ” ở đây được xem như nghĩa mở ra triển vọng phát triển đất nước cường thịnh, tạo nên một nền văn hoá phong phú (phong tục phú phụ).

Như vậy, đoạn mở đầu “Chiếu dời đô ” với 65 chữ ngắn ngủi, đã hàm chứa một nội dung sâu sắc về lí do bài học lịch sử và mục đích của việc dời đô. Chỉ trong 65 chữ, đoạn đầu “Chiếu dời đô ” đã hàm chứa một nội dung rộng lớn và đầy sức thuyết phục về công việc sắp phải làm có liên quan đến vận mệnh triều đại đất nước.

b) “Chiếu dời đô ” đi vào cụ thể trả lòi việc nhà Đinh, Tiền Lê đã hành động trái với lịch sử, trái với quy luật, cả hai triều đại này tự giam mình ở một vùng đất trũng hẹp. Ngày nay, ai cũng thấy Hoa Lư là vùng đất thấp hẹp, làm thế nào phát triển lâu dài được. Cuộc sống của nhân dân thiếu thốn nghèo đói, sản vật nghèo nàn “bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi Ngày nay, ta nghiên cứu vùng đất này càng thấy rõ vị trí tù túng của Hoa Lư.

Với con mắt nhìn xa con đưòng phát triển của triều đại, quốc gia dân tộc, đất Hoa Lư không còn đủ sức cho tầm vóc mới của dân tộc. Vua Lí Công Uẩn đã khẳng định việc phải dời đô để đáp ứng hợp ý trời, thuận lòng dân mở đường hướng tới tương lai.

c) Lí Công Uẩn đã phát hiện đất La Thành với cái thế vươn xa phát triển, như rồng đang cuốn mình bay xa, hổ đang thu mình lấy thế “long bàn hổ cứ”. Đó là vùng đất “trạch thiên địa khu vực chi trung”, đất trung tâm, có thể phát triển ra bốn phía “chính nam bắc đông tây chi vị

Đó là vùng thuận lợi cho thế tựa núi, rộng mở nhìn hướng sông. Đất rộng bằng phang, cao mà thoáng đãng. Dân cư tránh được sự khốn khó như Hoa Lư. Khác với Hoạ Lư, La Thành vạn vật tốt tươi, sản vật phong phú. “Chiếu dời đô” đi đến kết luận: khắp nước Nam là nơi thắng địa, chính là chỗ tụ hội của bốn phương, chính là thượng đô muôn đời đế vương. “Các khanh nghĩ sao? (Khanh đẳng như hà). Còn gì phải nghĩ nữa. Câu hỏi cuối “Chiếu dời đô” như nhắc nhở quần chúng hãy đồng lòng nhất trí, cái lí dời đô đã rõ ràng.

“Chiếu dời đô” với 214 chữ ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, chứng thực cụ thể, nhà vua chẳng đã khẳng định sự dời đô là việc tất yếu lịch sử? Một điềm lành “huyền thoại” đã xuất hiện, thêm một “điềm tròi”, như thế dựa uy linh của trời, La Thành – Thăng Long như một thủ đô mở ra một triều đại thực thụ, bắt đầu tạo nên “Quốc tộ diên trường” – vận nước lâu dài hơn hai trăm năm. Nhà Lí bắt đầu từ Lí Công Uẩn đã tạo dựng một thời kì lịch sử đáng tự hào của dân tộc.

Cuộc thiên đô của Lí Công Uẩn như một huyền thoại đẹp trong lịch sử. Ngày nay, mỗi khi chúng ta tưởng lại như mường tượng thấy ngày thuyền rồng vua Lí Thái Tổ nhà Lí vào Hà Nội. Trên trời muôn màu mây ngũ sắc bay lượn. Với trí tưởng tượng mơ ước điềm lành “rồng lên”, báo trước triều đại hưng thịnh, một thời kì đất nước phát triển toàn diện.

Triều Lí đã tồn tại 216 năm, đã tạo nên một thời kì mà vua đi cày ruộng làm gương cho nhân dân. Hãy nghe lời vua phản bác khi các quan lại can ngăn việc vua đi cày: “Đó là công việc của nông phụ bệ hạ cần gì làm thể. “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo”. Vua còn bắt dân dệt vải, định ra luật, về văn hoá giáo dục, mở khoa thi vào năm 1075, sau khi nhà Lí lập nghiệp được 65 năm. về đối ngoại, thi hành chính sách ngoại giao có nguyên tắc độc lập, bảo vệ quyền lãnh thổ thiêng liêng.

Lí Thưòng Kiệt trong cuộc chống Tống năm 1076 với quyết tâm toàn dân tộc đã chiến thắng giặc ngoại xâm, nêu cao ý chí dân tộc.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư…

Ý chí cư dân định vị cương vực quốc gia. Điều này đã phản ánh việc đấu tranh ngoại giao thắng lợi, vua Tống đem trả đất Quảng Nguyên. Việc bàn giao biên giới đã thắng lợi, xác định cương giới, ở hội nghị

ngoại giao Vĩnh Bình, Lê Văn Thịnh đã cùng “Ngưòi Tống bàn bạc cương giới”… “định biên giới Nhà Tống trả lại cho ta 6 huyện, 3 động”.

Sự thay thế tồn tại và phát triển của triều Lí cùng đất nước sau khi vua Lí dời đô ra La Thành – Thăng Long (Hà Nội ngày nay) đã chứng minh nhận thức thiên tài của Lí Công uẩn.

“Chiếu dời đô” như phản ánh dự liệu, tầm nhìn chuẩn xác của vua khai sáng triều Lí về một triều đại, về thế phát triển lâu dài của một trung tâm của đất nước, dân tộc. Ngày nay, Hà Nội với truyền thống ngàn năm lịch sử vẫn trẻ trung đầy xung lực trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng chứng minh tầm nhìn sắc sảo của cha ông. Thăng Long

  • Hà Nội mãi phản ánh khát vọng của dân tộc về một thủ đô rồng lên.

(Nguyễn Văn Hồng

Kỉ yếu hội thảo khoa học “Lí Công uẩn và vương triều Lí”,

NXB ĐHQG, Hà Nội, 2001)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận