Câu nghi vấn (tiếp) – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Câu nghi vấn ngữ văn lớp 8 tập 2

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu rõ các chức năng khác của câu nghi vấn.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc… và không yêu cầu người đối thoại trả lời. Những trường hợp như thế, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Trong các văn bản nghệ thuật (thơ, văn), câu nghi vấn gọi là câu hỏi tu từ. Khi câu hỏi tu từ xuất hiện, giọng văn biến đổi, tạo ra một xung đột nghệ thuật, một trường liên tưởng được mở ra…

Ví dụ:

… Nếu tôi mệt… Nhưng Ê-min có mệt gì lắm đâu; em to khoẻ; và sao em lại mệt được cơ chứ, em chẳng hề vội vã. Nếu em dừng lại làm sao em có thể chán được, ở chốn nào em cũng có những thứ để giải trí. Em vào nhà một người thợ, em làm việc; em vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi.

(Ru-xô)

Xét những đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Trong các đoạn trích dẫn trong SGK, trang 21 có các câu nghi vấn:

a)    Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giời

b) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

c) Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

d) … Há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

e) Em gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

Các câu nghi vấn trên không dùng để hỏi: Câu nghi vấn trong đoạn trích (a) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc; Câu nghi vấn trong đoạn trích (b) dùng để đe doạ; Câu nghi vấn trong đoạn trích (c) dùng để vừa đe doạ vừa cầu khiến; Câu nghi vấn trong đoạn trích (d) dùng để khẳng định và câu nghi vấn trong đoạn trích (e) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc và có đôi chút ngạc nhiên.

Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn: Hầu hết các câu nghi vấn trong những đoạn trích đều kết thúc bằng dấu hỏi. Tuy nhiên, không phải bao giờ câu nghi vấn cũng kết thúc bằng dấu hỏi mà có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Xem thêm Thuyết minh về một phương pháp – Ngữ

văn lớp 8 tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này gồm hai yêu cầu:

  • Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích trong sách giáo khoa trang 22,
  • Xác định những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì.

a) Trong đoạn trích của Nam Cao có một câu nghi vấn: Con người đáng kính ấy bây giờ củng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

b) Trong đoạn trích của Thế Lữ có năm câu nghi vấn:

  • Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

  • Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

  • Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

  • Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

  • Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?

c) Trong đoạn trích của Khải Hưng có một câu nghi vấn: Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?

d) Trong đoạn trích của Hoàng Phủ Ngọc Tường có một câu nghi vấn: Ôi! Nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?

2. Bài tập này nêu ba yêu cầu:

  • Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích ở SGK (trang 23). Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
  • Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì?
  • Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương đó.
  • Khi đọc từng đoạn trích để tìm câu nghi vấn, các em chú ý các câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi và có các từ nghi vấn: sao, gỉ, làm sao, ai… Đó là các câu nghi vấn.

a) Trong đoạn trích của Nam Cao có ba câu nghi vấn:

  • Sao cụ lo xa quá thế,?
  • Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
  • An mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

b) Trong đoạn trích truyện “Sọ Dừa” có một câu nghi vấn:

Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

c) Trong đoạn trích của Ng.ô Văn Phú có một câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mâu tử?

d) Trong đoạn trích của truyện “Em bé thông minh ” có hai câu nghi vấn:

  • Thằng bé kia, mày có việc gì?
  • Sao lại đến đây mà khóc?
  • Về chức năng, các câu nghi vấn trên được dùng để: hỏi, phủ định, khẳng định, bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại…
  • Trong các câu nghi vấn tìm được, các câu ở đoạn trích (a), (b), (c), có thể được thay thế bằng câu không phải nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương. Đó là các câu:
  • Cụ lo xa thế.
  • Tiền có mà cụ phải nhịn đói.

3. Bài tập này yêu cầu các em đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:

  • Yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của một bộ phim vừa được trình chiếu.
  • Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.

Các em có thể tham khảo các ví dụ sau:

  • Cậu kể cho tớ nghe nội dung bộ phim“Thời xa vắng” mà cậu vừa xem được không?
  • Cuộc đời của nàng Kiều sao mà chìm nổi đến thế?

4. Trong giao tiếp, những câu nghi vấn như: “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi mà được dùng để thay thế cho lời chào. Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây rất gần gũi, thân mật.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận