Cách nối các vế ghép – tuần 19 – tiếng việt 5

Đang tải...

Cách nối các vế ghép

A. Bài học

Xét các câu trong sách giáo khoa trang 12 và 13.

a) Đoạn văn gồm hai câu ghép, mỗi câu gồm hai vế câu:

– Câu 1: Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.

+ Vế 1: Súng kíp của ta mới bắn một phát.

+ Vế 2: Súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.

– Câu 2: Quân ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

+ Vế 1: Quân ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn.

+ Vế 2: Đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

b) Câu ghép này có hai vế:

+ Vế 1: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn.

+ Vế 2: Hôm nay tôi đi học.

c) Câu ghép gồm ba vế:

– Vế 1: Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre.

– Vế 2: Đây là mái đình cong cong.

– Vế 3: Kia nữa là sân phơi.

Ta thấy, ranh giới giữa các vế câu được đánh bằng từ thì (câu 1-a), dấu phẩy (câu 2-a), dấu hai chấm (câu b), dấu chấm phẩy (câu c).

Học thuộc phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa trang 13.

B. Luyện tập

1. Tìm các câu ghép trong các đoạn văn và xem các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

a) Đoạn văn này có một câu ghép với bốn vế câu: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, / nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, / nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, / nó nhấn chìm tất cả lũ bán nưóc và lũ cướp nước.

Bốn vế câu trong câu ghép trên được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy.

b) Đoạn văn có một câu ghép với ba vế câu: Nó nghiến răng ken két, / nó cưỡng lại anh, / nó không chiu khuất phục.

Ba vế câu trong câu ghép trên được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy.

c) Đoạn văn có một câu ghép với ba vế câu: Chiếc lá thoáng tròng trành, / chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng / rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Vế 1 và vế 2 trong câu ghép trên được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy.

Vế 2 nối vói vế 3 bằng quan hệ từ rồi.

2. Viết đoạn văn tả bạn có sử dụng câu ghép và cho biết các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

M: Hùng là ngựòi bạn thân nhất của em. Hùng có dáng người thấp bé, béo tròn. Nhưng vì Hùng chăm chỉ tập thể dục nên cậu vẫn rất nhanh nhẹn.

Đoạn văn trên có một câu ghép:

Nhưng vì Hùng chăm chỉ tập thể dục / nên cậu vẫn rất nhanh nhẹn.

Các vế câu trong câu ghép trên được nổi với nhau bằng cặp quan hệ từ vì… nên…

* Mở rộng kiến thức

Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

a) Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày  trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nưốc lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười đi móc con da dưới vệ sông.

(Nguyễn Khải)

B) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám.

(Nguyễn Đình Thi)

c) Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc đó trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp… Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mô lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn.

(Vích-to Huy -gô)

Xem thêm Luyện tập tả người dựng mở bài

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận