Cách làm bài nghị luận về nhân vật văn học – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Cách làm bài nghị luận về nhân vật văn học

II. Cách làm bài nghị luận về nhân vật văn học

Những điều cần lưu ý

– Khi làm kiểu bài nghị luận về một nhân vật văn học cần chú ý trình bày những cảm nhận, đánh giá ; song những cảm nhận, đánh giá đó phải có lí lẽ, lập luận, đồng thời phải qua phân tích, chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể.

– Kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận như : giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận.

1. Ghi nhớ

– Bài văn nghị luận về nhân vật văn học cần đảm bảo đẩy đủ các phần của một bài văn nghị luận :

+ Mở bài : Giới thiệu tác phẩm, nhân vật và nêu ý kiến, đánh giá sơ bộ của mình.

+ Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nhân vật có phân tích, chứng minh bằng luận cứ tiêu biểu, xác thực và sinh động trong tác phẩm.

+ Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về nhân vật.

– Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về nhân vật.

– Giữa các phần, các đoạn của bài văn, cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

2. Bài tập Cách làm bài nghị luận về nhân vật văn học 

Bài số 4. Cho văn bản sau :

… “Lão Hạc cũng như những truyện ngắn thành công khác của Nam Cao, không đơn thuần chỉ có một cốt truyện mà gồm hai cốt truyện đan cài vào nhau… Một chuyện do chính lão Hạc tự kể ra nhưng lại do người kể chuyện thuật lại. Bên cạnh cốt truyện đó còn có cốt truyện về sự nhận biết, về quá trình “cố tìm mà hiểu” lão Hạc của nhân vật ông giáo – người kể chuyện. Chính một cốt truyện kép như thế đã làm tăng sức hấp dẫn cho thiên truyện ngắn này.

Nam Cao miêu tả lão Hạc không giản đơn như một con người – thống nhất một chiều giữa hành động, cử chỉ bên ngoài với thế giới bên trong. Cái nhìn có chiều sâu của Nam Cao đã phát hiện ra ở con người có sự mâu thuẫn, đối lập, không trùng khít giữa thế giới bên trong với những biểu hiện bên ngoài. Chính sự không trùng khít này trong mỗi con người đã thu hút sự chú ý đặc biệt của ngòi bút Nam Cao. “Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, – Nam Cao viết nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương’’. Cách nhìn con người như vậy đã hướng ngòi bút của Nam Cao vào việc miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Và nhân vật lão Hạc, qua ngòi bút bậc thầy của Nam Cao, hiện lên như một con người có tâm lí phức tạp, đầy mâu thuẫn nhưng cũng rất nhất quán của một tính cách ngay thẳng, cao thượng song số ‘phận lại hết sức thê thảm.

Nam Cao không bao giờ chấp nhận cách nhìn phiến diện, một chiều, hời hợt bên ngoài đối với con người. Cách nhìn ấy thường dẫn đến những định kiến sai lầm. Con người trong tác phẩm của ông thường được soi rọi từ nhiều chiều, nhiều phía. Trong con mắt của vợ ông giáo thì lão Hạc chỉ là một người gàn dở, “có tiền mà chịu khổ”, tự mình làm khổ mình. Còn Binh Tư, một gã làm nghề trộm cướp thì cho rằng lão Hạc “chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chả vừa đâu”. Vợ ông giáo và Binh Tư đã suy nghĩ không đúng về lão Hạc. Tác giả đưa nhân vật Binh Tư và vợ ông giáo tham gia vào câu chuyện để tô đậm mâu thuẫn giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong của người dân nghèo và nhấn mạnh : phải có “đôi mắt” nhìn người dân lao động nghèo khổ xuất phát từ tình thương và lòng tin mới thấy được bản chất tốt đẹp của họ thường giấu trong cái bề ngoài có vẻ “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi”.

Cách nhìn của nhân vật ông giáo, nhân vật “tôi” – người kể chuyện – đối với lão Hạc cũng không hề đơn giản, mà có cả một quá trình, từ chỗ lúc đầu không hiểu, dửng dưng, đến chỗ hiểu, cảm thông và trân trọng lão. Cứ mỗi một tình tiết về cuộc đời lão Hạc lại gợi lên trong nhân vật “tôi” sự tìm hiểu suy ngẫm, tạo nên một chiều sâu nhận thức mớicho tác phẩm. Chẳng hạn, cái tình tiết lão Hạc bán con chó Vàng. Ông giáo đã nghe lão Hạc nói về chuyện bán chó “đã nhàm rồi”, vì thế mà trong lòng “rất dửng dưng”. “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế !”. Từ chuyện bán chó của lão Hạc, ông giáo liên hệ với việc bán mấy quyển sách quý của mình : “Không ! Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ? Lão quý con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi”. Nghe những lời tâm sự của lão Hạc, ông giáo mới hiểu nỗi đau đớn của lão khi phải bán con chó : “Lão Hạc ơi ! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão…”. Và đến khi chứng kiến nỗi đau của lão Hạc khi bán chó, chính ông giáo tự nhủ với mình : “Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa”, v.v.

Nam Cao đã khéo dẫn câu chuyện đi từ những sự việc tưởng chẳng có gì đáng quan tâm (bán con chó) đến chỗ hiểu rằng đằng sau việc bán con chó là cả một tâm sự đau đớn của lão Hạc, cuối cùng là chuyện hết sức nghiêm trọng : lão Hạc tự sát là để đảm bảo tài sản nguyên vẹn cho con. Chuyện này càng căng thẳng, hấp dẫn, có lúc đột ngột, bất ngờ, không đoán trước được, và bản chất của lão Hạc ngày càng được bộc lộ sâu sắc hơn.

Nam Cao đã tập trung hướng ngòi bút của mình vào việc khắc hoạ hình tượng lão Hạc như một con người cụ thể, sinh động, phức tạp và đầy mâu thuẫn. Lão Hạc yêu quý con chó Vàng, coi nó như người bạn thân thiết, như con như cháu lão, nhưng có lúc lại bộc lộ tình thương bằng cách làm ra vẻ ghét bỏ nó. Khi phải bán con chó, lão “cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng cũng không sao giấu nổi nụ cười “như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Lão nói với ông giáo “đã liệu đâu vào đấy” nhưng thực ra là đã chuẩn bị cho cái chết. Lão xin bả chó, giả vờ “theo gót Binh Tư để có ăn” nhưng là để tự sát…

Cái chết bất ngờ, thảm khốc và dữ dội của lão Hạc đã làm sáng tỏ những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao thượng và đáng kính trọng của lão. Và người đọc bỗng nhận ra rằng tính cách lão Hạc đầy mâu thuẫn nhưng cũng hết sức nhất quán. Một lão Hạc nhân hậu, giàu tình thương cũng chính là một con người đã khóc vì “chót lừa một con chó”. Một lão Hạc đã “nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, lán? giềng”, cũng là một con người thà chết đói chứ không thèm ngửa tay nhận của ăn xin. Lão Hạc chết vì thương con nhất mực, thương đến nỗi thà chết chứ không chịu ăn tiêu vào tài sản của con (ba sào vườn mẹ nó để lại cho nó). Lão Hạc chết là đế dành phần cho con sống !”.

(Trần Đăng Xuyền)

a) Người viết đã nêu vấn đề phân’tích ở nhân vật lão Hạc là vấn đề gì ? Cách viết về Lão Hạc của nhà văn Nam Cao có gì đặc biệt ? Chỉ ra sự đặc biệt ấy.

b) Bài viết của tác giả Trần Đăng Xuyền có mấy luận điểm ? Mỗi luận điểm lại được làm sáng tỏ ở các luận cứ nào ? Nếu đặt đầu đề cho bài nghị luận này của Trần Đăng Xuyền, em đặt thế nào ?

c) Tất cả các luận điểm ợ thân bài đã hướng tới vấn đề cần phân tích là gì ?

Bài số 5. Đọc truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nữ nhà văn Lê Minh Khuê (Bài 28, Ngữ văn 9, tập hai), một bạn HS đã viết về Phương Định – nhân vật chính trong truyện như sau :

“Phương Định là cô gái nổi bật nhất trong ba cô gái thanh niên xung phong của tổ trinh sát ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Cô là một cô gái người Hà Nội. Có lẽ là cô bé rất xinh, nên cô đã tự kể Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá” và nhà văn đã kết họp yếu tố miêu tả khiến bạn đọc có thể hình dung trước mắt : một Phương Định “Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn xa xăm !”. Phương Định có những ý thích rất con gái tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”. Nhờ có nhan sắc xinh đẹp mà Phương Định thường được “Các anh pháo thủ hay lái xe hay hỏi thăm”, “hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Và cô cũng có “cái điệu rất dễ thương” của mọi cô gái thành phố : “Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác”. Song, quan niệm về cái đẹp của Phương Định cũng rất thẳng thắn : “Thực tình, trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm và cao thượng nhất, là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”.

Phương Định là một cô gái Hà Nội hồn nhiên, yêu đời và hay hát. Cô thích nhiều bài hát ở các thể loại khác nhau. Từ “dân ca quan họ mềm mại, trữ tình” đến những bài “hành khúc bộ đội… trên những ngả đường mặt trận” đến “những bài dân ca Ý trữ tình”…

Song điều đáng chú ý ở tác phẩm : cô gái đẹp như Kiều và hồn nhiên như trẻ nhỏ này lại là một chiến sĩ rất dũng cảm. Hãy nghe Phương Định kể về công việc hằng ngày của ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường : Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom ; đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Các cô thường xuyên bị bom vùi luôn, khi ngoi được lên, ai cũng giống “con quỷ mắt đen”. Toàn đơn vị thường làm đường về đêm, còn tổ trinh sát của ba cô thường phải “chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa”. Công việc hằng ngày của Phương Định và đơn vị luôn luôn căng thẳng : đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”.

Phương Định còn là một cô gái giàu hổi tưởng. Cô hay nhớ những kỉ niệm về mẹ cô và ngõ nhỏ nơi thành phố thời bình:

Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì‘đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xủng quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…”.

Những hồi tưởng dịu êm ấy của Phương Định đã làm cho chiến tranh khốc liệt trong tác phẩm nhu’ bớt đi sự căng thẳng. Và những hồi tưởng ấy của cô gái chiến sĩ này chính là ước mơ, là khao khát trở về với những ngày thanh bình bên mẹ, bên phố nhỏ thân yêu. Phải chăng ước mong đó chính là “những ngôi sao xa xôi” trong câu chuyện cổ tích của riêng Phương Định ?

Có lẽ không phải nói thêm nhiều lời, bởi Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, những người trẻ tuổi của những năm tháng chống Mĩ hào hùng – họ chính là những ngôi sao lấp lánh. Họ đã trở thành bất tử trong huyền thoại những ngày đánh Mĩ của đất nước, của dân tộc”.

a) Nếu phân tích nhân vật Phương Định như vậy, theo em, đã đạt yêu cầu chưa ? Đủ hay thiếu, hay thừa phần nào ? Nêu rõ cụ thể và bổ sung sửa chữa ?

b) Hãy đặt đầu đề cho bài nghị luận nêu trên.

(Cách làm bài nghị luận về nhân vật văn học – Làm văn lớp 9 )

Bài số 6. Cho đề văn : Dựa vào tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, hãy làm rõ : “Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.”

Một bạn học sinh đã làm như sau :

“Trong Văn học Việt Nam, đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc mang ‘tính,chất truyền kì. Song được tôn vinh là “thiên cổ kì bút” thì cho đến nay mới chỉ có Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong tác phẩm ấy có câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

Vũ Nương là người con gái thuộc giới bình dân “vốn con kẻ khó”, không hề là mĩ nhân nơi lầu son gác tía, nhưng ở nàng lại mang đầy đủ vẻ đẹp của một người con gái lí tưởng : “Tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Trước hết, Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người. Cho nên Trương Sinh là “con nhà hào phú”, phải xin mẹ trăm lạng vàng mới cưới được Vũ Nương về. Nhưng có lẽ chỉ có lần duy nhất ấy Nguyễn Dữ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của Vũ Nương. Còn trong suốt tác phẩm, ở mọi nơi mọi lúc, tác giả đều hết lời ca ngợi phẩm chất cao đẹp của nàng.

Có thể thấy rõ vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương qua từng chặng cuộc đời nàng. Trương Sinh là con nhà giàu nhưng vô học, lại độc đoán, đa nghi (dân gian đã khéo tạo tính cách cho Trương Sinh mang hoàn toàn tính chất đặc thù của chế độ nam quyền thời phong kiến). Song vì Vũ Nương luôn “giữ gìn khuôn phép” nên trong gia đình chưa bao giờ xảy ra bất hoà.

Khi Trương Sinh phải đi lính đánh quân Chiêm Thành, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy tiễn chồng, dặn dò tha thiết. Nàng chỉ mong chàng đem hai chữ “bình yên” trở về.

Khi chồng đi vắng, mình nàng ở nhà chăm sóc chu đáo mẹ già, con dại. Mẹ chồng nhó’ con trai nên đau ốm, nàng lại lo thuốc thang chăm sóc hết lòng. Nhưng người mẹ đã chẳng đợi được con trai về, bà đau buồn mà chết. Vũ Nương lại lo ma chay, tế lễ chu tất như chính với cha mẹ đẻ mình..

a) Đang viết dở dang, bạn này bị đau tay, không viết tiếp được. Theo em, cần viết thêm những gì nữa để giúp bạn hoàn tất bài văn.

b) Hãy giúp bạn đó soát lại phần bạn đã viết, có cần thêm, bớt cho hợp lí không ?

Cách làm bài nghị luận về nhân vật văn học

>> Xem đáp án và gợi ý làm bài tại đây

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Luyện tập làm bài văn nghị luận về nhân vật văn học – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận