Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống – Ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống

Mục đích của bài là giúp học sinh biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Để làm tốt bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống trước hết các em phải tìm hiểu thật kĩ sự việc, hiện tượng đó bằng nhiều cách: hoặc đọc trên sách báo, xem trên ti vi hay trực tiếp chứng kiến. Việc tìm hiểu này cần thiết cho bài nghị luận khi các em mô tả, phân tích các khía cạnh đúng, sai, lợi hại của vấn đề. Đồng thời có thể hiểu đúng, hiểu sâu thì mới có thể đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan sự việc, hiện tượng đó.

1. Các đề tài nêu trong SGK, trang 22 có điểm giống nhau: Đều yêu cầu học sinh nêu lên suy nghĩ của bản thân về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Cụ thể, các đề bài nêu:

  • Tấm gương học sinh vượt khó, học giỏi.
  • Sự kiện cả nước lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam.
  • Hiện tượng học sinh mải chơi điện tử và đọc truyện, sao nhãng học tập.
  • Thái độ học tập của Trạng nguyên 12 tuổi – Nguyễn Hiền.

2. Các đề bài tương tự:

  • Việt Nam tuy có điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có những học sinh đạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ… Hãy viết bài nêu suy nghĩ của em về hiện tượng này.
  • Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

Dàn bài của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thường gồm ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
  • Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định.
  • Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viêt.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a. Tìm hiểu đề

  • Với đề bài nêu trong SGK, trang 23, khẳng định đâu là đề văn nghị luận.
  • Để nêu lên hiện tượng: Bạn học sinh Phạm Văn Nghĩa vận dụng kiến thức được học trong trường để giúp đỡ cha mẹ trong sản xuất.
  • Đề yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ về hiện tượng đó.

b. Tìm ý

  • Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ Nghĩa là người con chăm ngoan, là một học sinh biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống hằng ngày.
  • Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa về việc làm của bạn, tuy nhỏ nhưng nó có ý nghĩa: Thể hiện tư tưởng học đi đối với hành.
  • Nếu các bạn học sinh đều làm được như Nghĩa thì chất lượng đời sống sẽ được nâng cao.

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

  • Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.
  • Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần của bài văn.

Xem thêm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Lập dàn ý cho đề Bài 4, mục I, SGK (về thái độ học tập của Trạng nguyên 12 tuổi – Nguyễn Hiền).

1. Mở bài

  • Giới thiệu Nguyễn Hiền.
  • Nêu khái quát.ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền.

2. Thân bài

  • Phân tích con người và tinh thần học tập của Nguyễn Hiền:

+ Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền hết sức khó khăn: nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa.

+ Nguyễn Hiền đã thể hiện tinh thần ham học và chủ động học tập: nép bên cửa sổ lắng nghe, chỗ nào chưa hiểu hỏi lại thầy, lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất, mỗi ghim là một bài.

+ Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền:

  • Đánh giá con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền: Tinh thần học tập và lòng tự trọng của Nguyễn Hiền đáng để mọi ngươi khâm phục và học tập.

3. Kết bài

Câu chuyện về Trạng Nguyên 12 tuổi – Nguyễn Hiền gợi cho ta suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân về lòng ham học và thái độ tích cực học tập của mình. Chỉ khi nào chúng ta thật sự có lòng ham học và đam mê kiến thức thì mới có thể trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận