Các yếu tố miêu tả, biểu cả trong văn tự sự – Ngữ Văn 9

Đang tải...

Các yếu tố miêu tả, biểu cả trong văn tự sự

Đến lớp 9, yêu cầu tạo lập văn bản tổng hợp là một yêu cầu quan trọng. Tất cả các yếu tố của các phương thức biểu đạt cần được huy động và kết hợp với nhau trong một phương thức biểu đạt chính. Vì vậy, văn tự sự đã được học và thực hành ở lớp 6 bây giờ được nâng cao hơn – đưa các yếu tố miêu tả, nghị luận và biểu cảm vào văn tự sự

1.  Miêu tả trong văn tự sự

Trong thực tế khi kể chuyện, nếu chỉ kể các sự việc và nhân vật thì câu chuyện sẽ không hấp dẫn. Đó chỉ là bản thống kê các sự việc và hành động của nhân vật. Muốn câu chuyện trở nên cụ thể, gợi cảm, sinh động thì trong khi kể, người kể cần miêu tả chi tiết hành động, cảnh vật, con người. Yếu tố miêu tả là không thể thiếu vắng trong những văn bản tự sự hấp dẫn. Ví dụ, khi Kim Lân kể chuyện ông Hai đi ra phòng thông tin, rồi đi ra lối huyện cũ gặp những người tản cư để thăm hổi tin tức, để cho ông lão nghe cái tin khủng khiếp cả làng ông là Việt gian theo Tây, nhà văn miêu tả : cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ổng lão lặng đi tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt cái gì vướng ở cổ, ồng cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi :

– Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ lại…

Những chi tiết miêu tả ấy làm cho người đọc thấy rõ được sự đau đớn, xấu hổ, nghẹn ngào của ông Hai. Vì ông rất yêu làng ông, ông rất tự hào về cái làng kháng chiến của ông. Thế mà bây giờ tin dữ ấy cho thấy làng ông chẳng có gì đáng khoe, thậm chí lại còn là làng Việt gian, đang bị khinh bỉ, tẩy chay.

Miêu tả cảnh vật thiên nhiên, miêu tả chân dung, trang phục, miêu tả hành động của nhân vật đều góp phần làm cho bài văn tự sự sinh động, hấp dẫn.

Riêng đối với nhân vật thì miêu tả nội tâm là một điều hết sức quan trọng. Người kể chuyện thông qua miêu tả, tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Chính miêu tả tâm trạng nhân vật làm cho nhân vật không chỉ có diện mạo, mà còn có tâm hồn. Nhân vật vì thế mà sống động hơn. Và do đó văn bản tự sự cũng hấp dẫn, lôi cuốn hơn.

Nhà văn Nguyên Hồng đã miêu tả nỗi đau đớn của mình khi người cô xúc phạm đến mẹ đồng thời miêu tả nỗi sung sướng cực điểm của mình khi được ngồi trong lòng mẹ. Đấy chính là những miêu tả nội tâm làm cho chúng ta thấy yêu mến nhân vật bé Hồng.

Nhà văn Nam Cao miêu tả cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó, lão hu hu khóc như con nít vì ân hận đã trót lừa, nỡ tâm lừa nó. Việc dằn vặt, đau đớn của lão Hạc cho chúng ta thấy lão là người tử tế, lương thiện như thế nào.

2. Nghị luận trong văn tự sự

Trong văn bản tự sự, người kể chủ yếu là kể sự việc, và nhân vật, có sử dụng yếu tố miêu tả để làm rõ cảnh vật, thể hiện nội tâm nhân vật. Đồng thời, để người đọc (người nghe) suy nghĩ về vấn đề nào đó, người viết, người kể và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu ra các nhận xét, ý kiến, lí lẽ để thuyết phục. Nội dung này thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận. Tính chất triết lí của tác phẩm thường được thể hiện ở đây.

Ông giáo khi nói chuyện với lão Hạc về sự sướng khổ của một kiếp người, đã ôn tồn bảo ông lão :

– Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… Thế là sướng.

Lão Hạc đã từ chối khéo, xin để khi khác. Nhưng ông giáo nói :

– Việc gì còn phải chờ khi khác ?… Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại […].

Đây chính là lập luận của nhân vật có tính triết lí về sự sướng khổ và thái độ đối với cái sướng ở đời. Điều đó gợi cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống của mình.

Lỗ Tấn trong Cố hương cũng nghị luận về niềm mong ước, hi vọng gần gũi, xa xôi và sự sùng bái tượng gỗ, sự tin tưởng về niềm hi vọng sẽ biến thành hiện thực, cũng như người ta đi mãi thì thành đường.

3. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự

Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự.

Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều nhân vật. Đối thoại thể hiện ngôn ngữ của mỗi nhân vật. Ví dụ : Đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một) có đối thoại của chị Dậu với bà lão láng giềng, có đối thoại của chị Dậu với cai lệ, đối thoại của chị Dậu với chồng.

Độc thoại là lời một nhân vật tự nói với chính mình hoặc nói với một người trong tưởng tựợng. Độc thoại có thể được nói ra thành lời, nhưng cũng có thể chỉ là dạng ý nghĩ. Độc thoại thể hiện tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật thì gọi là độc thoại nội tâm. Suy nghĩ của chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ : Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay /ấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi được xem là độc thoại nội tâm của nhân vật. Hoặc ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân tự dằn vặt : Nhưng sao lại nảy ra cái tin như ưậy được ? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!… Đấy là độc thoại nội tâm.

Trong những văn bản truyện ngắn, tiểu thuyết, chúng ta thường gặp các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

4. Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự

Như chúng ta đã biết, văn bản tự sự không chỉ dùng một phương thức kể. Nó có thể sử dụng phương thức miêu tả, miêu tả nội tâm ; sử dụng yếu tố nghị luận ; sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm để làm phong phú nội dung tự sự. Các yếu tố trên chỉ đóng vai trò phụ trợ, giúp làm cho phương thức tự sự đạt hiệu quả cao. Nếu sử dụng quá, văn bản sẽ không còn là văn bẳn tự sự nữa, mà sẽ trở thành phương thức khác, mang tên khác.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận