Các thành phần biệt lập – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Các thành phần biệt lập ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học giúp học sinh:

  • Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán trong câu.
  • Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Thành phần biệt lập là gì?

Thành phần biệt lập là những bộ phận tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm có thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

Ví dụ:

  • Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

  • Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

II. Đặc điểm và công dụng của thành phần tình thái

Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Ví dụ:

  • Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

  • Không hiểu sao cứ đến lúc ấy ông Hai lại thấy buồn.

(Kim Lân, Làng)

1. Các từ ngữ in đậm trong hai ví dụ dẫn ỏ SGK, trang 18 có vai trò thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Cụ thể:

  • Ở câu a, người nói cho rằng sự việc nói đến trong câu là phải đúng như vậy, không thể khác.
  • Ở câu b, người nói cho rằng sự việc được nói đến trong câu là không chắc chắn hoặc có thể thế này hoặc có thể thế kia.

2. Nếu không có những từ ngữ: chắc, có lẽ thì nghĩa sự việc qủa câu chứa chúng vẫn không thay đổi, vì các từ ngữ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu mà chúng chỉ được dùng để thể hiện cách nhìn của người đối với sự việc được nói đến trong câu. Cụ thể:

  • Với lòng mong nhớ của anh, anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cô anh.
  • Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Vì khô tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

III. Đặc điểm và công dụng của thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của ngưòi nói (vui, buồn, mừng, giận,…).

Ví dụ:

  • Trời ơi, dậy mau! Mưa đá! (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
  • Ối chao sớm với muộn mà có ăn thua gì! (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

1. Các từ ngữ in đậm (ồ, trời ơi) trong hai ví dụ dẫn ở SGK, trang 18, không chỉ sự vật hay sự việc nào cả.

2. Nhờ các từ ngữ: sao mà độ ấy vui thế (câu a), chỉ còn có năm phút (câu b) mà ta biết lí do của lời cảm thán trên.

3. Các từ ngữ: ồ, trời ơi được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (ồ: vui; trời ơi: lo lắng, luyến tiếc…).

Xem thêm Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời

sống tại đây. 

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu dẫn ở SGK, trang 19.

Để làm bài tập này, các em cần xem lại đặc điểm và công dụng củạ thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

Thành phần tình thái có lẽ thể hiện mức độ tin cậy của người nói.

b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Thành phần cảm thán Chao ôi bộc lộ cảm xúc mừng vui, xúc động của người nói.

c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Thành phần tình thái hình như thể hiện mức độ tin cậy của người nói.

d. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Thành phần tình thái chả nhẽ thể hiệĩi thái độ nghi hoặc của ngưòi nói.

2. Bài tập này yêu cầu các em sắp xếp các từ ngữ dẫn ở SGK, trang 19, theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn).

  • Mức độ tin cậy thấp nhất: dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ.
  • Mức độ tin cậy cao hơn: chắc là, chắc hẳn.
  • Mức độ tin cậy cao nhất: chắc chắn.

3. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Trong các từ (chắc, hình như, chắc chắn), từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp?
  • Giải thích vì sao tác giả Chiếc lược ngà lại chọn từ chắc trong câu Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cô anh.

Trong các từ: chắc, hình như, chắc chắn:

  • Từ chắc chắn là từ mà ngưòi nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.
  • Từ hình như là từ mà người nói chịu trách nhiệm thấp về độ tin cậy của sự việc do mình nói.

Trong câu: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng… lấy cổ anh, tác giả chọn từ chắc là từ thể hiện mức độ tin cậy vừa phải của sự việc do người nói nói ra. Bởi vì đặt trong hoàn cảnh chiến tranh, cha con anh Sáu phải xa lìa nhau từ khi bé Thu còn quá nhỏ, anh Sáu không thể tuyệt đổi tin rằng con anh sẽ dễ dàng đón nhận anh. Song với tình phụ tử, anh tin tưởng con anh sẽ hạnh phúc khi anh trở về. Câu văn trên chỉ thể hiện sự phỏng đoán của tác giả về suy nghĩ diễn ra trong lòng anh Sáu nên không thể thiên về phía quá ít độ chắc chắn hay thiên về phía quá chắc chắn.

4. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…).
  • Trong đoạn văn đó có câu chứạ thành phần tình thái hoặc cảm thán.

(Bài tập này học sinh tự làm.)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận