Các thành phần biệt lập (tiếp theo) – Ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Các thành phần biệt lập

Mục đích của bài học là giúp học sinh:

  • Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập: gọi – đáp, phụ chú trong câu.
  • Biết đặt câu có thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Trong thành phần biệt lập, ngoài thành phần cảm thán, thành phần tình thái, còn có thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.

I. Đặc điểm và công dụng của thành phần gọi – đáp

Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

Ví dụ 1:

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.

(Bằng Việt, Bếp lửa)

  • Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở – Này, mày cho tao mấy viên nữa.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Ơi và này là những từ ngữ dùng để gọi.

Ví dụ 2:

  • Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

  • Anh cán bộ hỏi Việt:
  • Hai chị em là chị em ruột?
  • Dạ, nhà em ở ấp Một, em 18 tuổi, chị Chiến 19 tuổi.

(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

Vâng và dạ là những từ ngữ dùng để đáp.

1. Trong các từ ngữ in đậm dẫn ở SGK, trang 31 thì:

  • Từ này dùng để gọi người đối thoại với mình.
  • Cụm từ thưa ông dùng để đáp lại người đối thoại.

2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác chỉ là những từ tạo nên mối liên hệ giữa những ngưòi đối thoại. Do đó, những từ ngữ này không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

3. Trong những từ ngữ in đậm: này, thưa ông thì:

  • Từ này được dùng để tạo lập cuộc thoại giữa những người tham gia hội thoại. Nó có tác dụng mở ra cuộc thoại.
  • Cụm từ thưa ông được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra giữa những ngươi tham gia cuộc thoại.

II. Đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú được dùng đê bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Thành phần phụ chú thường được đặt:

  • Giữa hai dấu gạch ngang:

Ví dụ: Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

  • Giữa hai dấu phẩy:

Ví dụ: Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa! Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ra ô Ạhiễm môi trường đang gia tăng.

(p.G. Mác-két, Thông tin về ngày trái đất năm 2000)

  • Giữa hai dấu ngoặc đơn:

Ví dụ: Một giáo sĩ nước ngoài (Chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài củng là người rất thạo tiếng Viêt) đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp ” và “rất ” rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.

(Đặng Thai Mai, Sự giàu đẹp của tiếng Việt)

  • Giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy:

Ví dụ: Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua – nồi cơm hơi to, nhằm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

1. Lược bỏ các từ ngữ in đậm ‘‘và củng là đứa con duy nhất của anh ” và “tối nghĩ vậy

a. Lúc đi,đứa con gái đầu lòng của anh chưa đầy một tuổi.

b. Lão không hiểu tôi và tôi càng buồn lắm.

Khi lược bỏ các từ ngữ in đậm, các câu văn trên là những câu có đầy đủ thành phần chính. Tuy nhiên, ý nghĩa sự việc của các câu này không được trọn vẹn như trước.

2. Ở câu a, cụm từ và cũng là đứa con duy nhất của anh được thêm vào đầu để chú thích cho cụm từ đứa con gái đầu lòng của anh. Qua phần phụ chú này, người đọc được cung cấp thêm thông tin: anh Sáu chỉ có duy nhất một đứa con.

3. Trong câu b, cụm chủ – vị tôi nghĩ vậy được dùng để chú thích những suy nghĩ diễn ra trong tâm trí của tác giả.

Xem thêm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập nêu ra hai yêu cầu:

  • Xác định thành phần gọi – đáp trong đoạn trích ở SGK, trang 32.
  • Xác định quan hệ giữa người gọi – người đáp.

Trong đoạn trích ở bài tập có hai thành phần gọi – đáp, cụ thể:

  • Từ này là từ dùng để gọi, thiết lập cuộc đối thoại.
  • Từ vâng là từ được dùng để đáp, duy trì cuộc đốì thoại.

Quan hệ giữa người gọi (bà cụ hàng xóm) và ngưòi đáp (chị Dậu) là quan hệ trên – dưới, thân tình.

2. Bài tập nêu ra hai yêu cầu:

  • Xác định thành phần gọi – đáp trong câu ca dao.
  • Lời gọi – đáp đó hướng đến ai.

Câu ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy răng khác giống nhưng chung một giàn.

Có thành phần gọi – đáp là bầu ơi.

Câu ca dao mang ý nghĩa ẩn dụ: Kêu gọi tinh thần đoàn kết của những con người cùng chung nòi giống. Do đó, lòi kêu gọi hướng tới mọi người dân Việt Nam.

3. Bài tập nêu hai yêu cầu:

  • Xác định thành phần phụ chú trong các đoạn trích dẫn ở SGK, trang 33.
  • Cho biết chúng bổ sung điều gì.

Để xác định thành phần phụ chú, các em dựa vào dấu hiệu hình thức: được phân cách với các bộ phận còn lại của câu bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, đấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.

Các thành phần phụ chú có thể giải thích nội dung cụ thể của các từ ngữ có liên quan với chúng hay thể hiện thái độ của người nói.

a. Thành phần phụ chú kể cả anh, khẳng định ngay cả anh Sáu cũng không tin con bé thay đổi (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).

b. Thành phần phụ chú các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ: chỉ rõ những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất.

c. Thành phần phụ chú những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới: bổ sung làm rõ vai trò của lớp trẻ.

d. Thành phần phụ chú có ai ngờ, thương thương quá đi thôi: làm rõ thái độ, tình cảm của tác giả. Thái độ ngạc nhiên trước việc cô gái vào du kích, niềm xúc động trước đôi mắt, nụ cười của cô gái.

4. Bài tập này yêu cầu các em cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong Bài tập 3 có liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.

a. Thành phần phụ chú kể cả anh làm rõ hơn cho cụm từ: chúng tôi, mọi người đứng trưóc.

b. Thành phần phụ chú các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ liên quan đến cụm từ những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này đứng trưốc.

c. Thành phần phụ chú những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới liên quan đến cụm từ lớp trẻ đứng trước.

d. Thành phần phụ chú có ai ngờ liên quan đến việc cũng vào du kích của cô bé nhà bên; thành phần phụ chú thương thương quá đi thôi liên quan đến cụm từ cười khúc khích và mắt đen tròn đứng trước.

Riêng ở câu này có thành phần phụ chú có ai ngờ liên quan đến cả cụm từ đứng trước cô bé nhà bên lẫn cụm từ đứng sau cũng vào du kích.

5. Bài tập nêu hai yêu cầu:

  • Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bưổc vào thế kỉ mới.
  • Trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần phụ chú.

(Bài tập này học sinh tự làm.)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận