Các phương châm hội thoại phần 2 sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1

Đang tải...

Các phương châm hội thoại ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học giúp học sinh biết cách vận dụng các phương châm về quan hệ và phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong giao tiếp.

A. HƯỚNG DẨN TÌM HlỂU BÀI

a. Phương châm quan hệ

Trong giao tiếp phải coi trọng phương châm quan hệ, nghĩa là cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

Ví dụ: Các thành ngữ Ông nói gà bà nói vịt; Trống đánh xuôi kèn thổi ngược;… đều ám chỉ phương châm quan hệ trong giao tiếp với nghĩa là nói chẳng đâu vào đâu.

II. Phương châm cách thức

Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. Đó là phương chăm cách thức trong giao tiếp.

1. Các thành ngữ:

  • Dây cà ra dây muống: Nói dài dòng, lôi thôi, chuyện nọ xọ chuyện kia, nói hết chuyện này đến chuyện khác mà vẫn không làm rõ được điều muốn nói.
  • Lúng búng như ngậm hột thị: Ấp úng, nói không thành lời, không mạch lạc như bị vướng vật gì trong mồm.

Từ đó có thể rút ra bài học: Trong giao tiếp cần phải nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.

2. Cho câu sau:

Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

Câu trên có thể hiểu theo hai nghĩa. Điều này phụ thuộc vào tổ hợp từ của ông ấy bổ nghĩa cho từ ngữ nào trong câu:

  • Tổ hợp từ của ông ấy bổ nghĩa cho từ truyện ngắn, tạo thành cụm danh từ truyện ngắn của ông ấy.
  • Tổ hợp từ của ông ấy bổ nghĩa cho tổ hợp từ những nhận định (về truyện ngắn), tạo thành cụm danh từ những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

Như vậy, trong giao tiếp cần tránh cách nói mơ hồ, dễ gây hiểu lầm ở người nghe, khi đó hiệu quả giao tiếp không đạt được.

III. Phương châm lịch sự

Phương châm lịch sự trong giao tiếp là cử chỉ, cách ăn nói khiêm tốn, tế nhị, chân tình và biết tôn trọng người nghe. Ví dụ:

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

  • Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.
  • Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu. Tôi vui vẻ bảo:

  • Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
  • Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.

(Nam Cao)

Đoạn trích cho thấy thái độ vừa kính trọng, vừa thân tình giữa nhân vật ông giáo và lão Hạc (mặc dù về địa vị xã hội có sự khác nhau).

Đọc truyện Người ăn xin trong SGK, trang 22 và trả lời câu hỏi.

Cả ngươi ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó. Đó chính là tình cảm của người này dành cho người kia, đặc biệt là tình cảm của cậu bé dành cho người ăn xin. Cậu đã không tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà tổ ra chân thành, tôn trọng đối vối một người đang ở trong hoàn cảnh bần cùng.

Từ câu chuyện này, có thể rút ra bài học: Trong giao tiếp, cần phải tế nhị, tôn trọng ngưòi khác, dù họ ỏ trong địa vị và hoàn cảnh nào.

Xem thêm Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản

thuyết minh ngữ văn lớp 9 tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Những câu tục ngữ, ca dao dẫn trong SGK, trang 23 có ý nghĩa như thế nào?
  • Tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự.

Để làm bài tập này, trước tiên các em cần hiểu ý nghĩa những câu tục ngữ, ca dao đó. Các em có thể tham khảo Từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Trên cơ sở hiểu nghĩa, các em tìm những câụ tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự (qua sách, báo, qua ông bà, cha mẹ hoặc qua giao tiếp sinh hoạt hằng ngày…).

a. Lời chào cao hơn mâm cỗ.

Câu tục ngữ này có nghĩa: Tình cảm, lễ nghi, lòi chào mòi thân mật còn quý hơn vật chất, miếng ăn. Từ đó khuyên chúng ta nên niềm nở, vồn vã khi giao tiếp, chào hỏi.

b.Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nôi cho vừa lòng nhau.

Câu ca dao này khuyên chúng ta hãy cân nhắc, suy nghĩ khi nói năng, giao tiếp, thể hiện sự tế nhị, lịch sự, nhẹ nhàng.

c. Kim vàng ai nỡ uốn câu,

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

Câu ca dao này khuyên chúng ta nên ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, tránh thô lỗ, cục cằn.

Có thể đưa thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:

Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Một lời nói quan tiền thúng thóc,

Một lời nói dùi đục cẳng tay.

Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi,

Người khôn ai nói nặng lời làm chi.

Người khôn ai nỡ roi đòn

Một lời nhè nhẹ hãy còn đắng cay.

2. Trong các phép tu từ đã học như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm, nói tránh, thì nói giảm nói tránh là có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự.

Ví dụ:

Khi nói đến cái chết, để giảm sự đau thương, người ta hay dùng: hỉ sinh, mất, về nơi suối vàng,…

Bác đã đi rồi sao Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Tố Hữu)

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

  • Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
  • Cụ bán rồi?
  • Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

(Nam Cao)

3. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Dựa vào ý nghĩa của những câu dẫn ở SGK,  trang 23 – 24, điền từ

ngữ thích hợp vào chỗ trống.

  • Trên cơ sở đó, hãy cho biết mỗi từ ngữ đó chí cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Để điền đúng các từ ngữ thích hợp vào chỗ trổng, các em cần đọc kĩ phần giải thích đặt trước từ là. Cụ thế:

a. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chẽ trách là nói mát.

b. Nói trước lời người khác chưa kịp nói là nói hớt.

c. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách, cố ý là nói móc.

d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.

e. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

Từ đó, có thể thấy các từ: nói móc, nói leo, nói mát, nói hớt liên quan đến phương châm lịch sự. Còn nói ra đầu ra đũa liên quan đến phương châm cách thức.

4. Bài tập này yêu cầu các em vận dụng những phương châm hội thoại đã học đê giải thích những cách nói thường dùng.

a. Trong giao tiếp, khi chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng với đề tài mà hai ngươi đang trao đổi, ta thường dùng cách diễn đạt nhân tiện đây xin hỏi.

b. Đôi khi vì một lí do nào đó, trong giao tiếp, điều mà người nói đụng chạm đến thể diện của người đối thoại làm cho người đối thoại không hài lòng, ta thường dùng cách diễn đạt: cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng…; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi củng phải thành thực mà nói là…

c. Trong giao tiếp, đế báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự, người nói thường dùng cách diễn đạt: đừng nói leo; đừng ngắt lời như thê; đừng nói cái giọng đó với tôi…

5. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Giải thích nghĩa của các thành ngữ dẫn trong SGK, trang 24.
  • Từ đó, cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? Cụ thể:
  • Nói băm nói bổ: Nói ào ào, thiếu cân nhắc, thiếu suy nghĩ, nói lấy được.

Thành ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự.

  • Nói như đấm vào tai: Nói như chọc tức, rất chối tai, rất khó nghe.

Thành ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự.

  • Điều nặng tiếng nhẹ: Nói có cân nhắc, biết lựa lời, liệu lời, tế nhị.

Thành ngữ này liên quan đến phương thức lịch sự.

  • Nửa úp nửa mở: Lời nói xa xôi, bóng gió, không rõ ràng, không cụ thể.

Thành ngữ này liên quan đến phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

  • Mồm loa mép giải: To tiếng và lắm điều, nói át cả tiếng người khác.

Thành ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự.

  • Đánh trống lảng: Vờ nói chuyện khác đế khỏi phải nói đến việc đang nói hoặc khó nói.

Thành ngữ này liên quan đến phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

  • Nói như dùi đục chấm mắm cáy: chỉ cách nói thô thiển.

Thành ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận