Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Bố cục của văn bản

Đang tải...

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

Những nội dung cơ bản cần nắm

1.1. Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Một văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

+ Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề được nói tới trong văn bản.

+ Thân bài: trình bày các nội dung chủ yếu làm sáng tỏ chủ đề của văn bản. Nội dung các ý phần thân bài cần được trình bày mạch lạc: có thể sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian hoặc theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận…

+ Kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản.

1.2. Để viết được một văn bản hay, hoàn chỉnh cần sắp xếp các nội dung trong văn bản theo bố cục và trình bày mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. “

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Bố cục của văn bản

– Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.

– Văn bản thưòng có bố cục ba phần:

+ Mở bài: Có nhiệm vụ nêu chủ đề văn bản.

+ Thân bài: Thưòng có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh chủ đề.

+ Kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản.

– Bố cục của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng.

1. Văn bản. Người thầy đạo cao đức trọng có thể chia làm ba phần:

+ Mở bài: Ông Chu Văn An… danh lợi.

+ Thân bài: Học trò theo ông… không cho vào thăm.

+ Kết bài: Khi ông mất… kinh đô Thăng Long.

2. Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên là:

+ Mở bài: nêu lên chủ đề nói trong văn bản. Đó là Chu Văn An, người thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

+ Thân bài: Có hai đoạn văn trình bày các khía cạnh của chủ đề.

(+1) Thầy Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, thầy được vua mời dạy cho thái tử, thầy can ngăn vua và từ quan.

(+2) Thầy Chu Văn An rất nghiêm khắc với học trò.

+ Kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản, nói lên niềm thương tiếc của mọi người và vì sao thầy Chu Văn An được thờ tại Văn Miếu.

3. Mối quan hệ giữa các phần văn bản trên là:

Phần Mở bài giới thiệu chủ đề của văn bản. Phần Thân bài triển khai, nói rõ các khía cạnh liên quan đến chủ đề của văn bản. Phần Kết bài tổng kết, khái quát chủ đề của văn bản cả ba phần liên quan chặt chẽ với nhau, làm nổi bật chủ đề của vản bản.

4. Bố cục của văn bản gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản

Trong ba phần của văn bản, phần Mở bài, Kết bài thường ngắn gọn, được tổ chức tương đối ổn định. Thân bài là phần phức tạp nhất, được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau.

Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thòi gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc,

Phần Thân bài văn bản “Tôi đi học” kể về những sự kiện:

– Trên đường đến trường.

– Trên sân trường.

– Khi vào lớp học.

Các sự kiện này được sắp xêp theo:

– Thứ tự thòi gian (từ nhà đến trường).

– Thứ tự không gian (trên đưòng, trên sân trường,trong lốp học).

Văn bản “Trong lòng mẹ” chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng. Những diễn biến tâm trạng của chú bé trong phần Thân bài: Bé Hồng thương mẹ, căm thù những cổ tục đã đầy đoạ mẹ, không nghe lời xúc xiểm của người cô để xa lánh mẹ. Tiếp theo là lòng khao khát được gặp mẹ, niềm vui sướng khi được ở trong lòng mẹ.

Trình tự khi miêu tả người: có thể miêu tả dáng người, nét mặt quần áo, giọng nói, sở thích, tình cảm. .

Còn khi miêu tả con vật thì trả lời hình dáng, các bộ phận đặc trưng của con vật đó, sau đó chú ý đến tiếng kêu, thói quen, quan hệ của con vật với con ngưòi.

Tả phong cảnh thì chú ý đến không gian từ xa đến gần, từ ngoài vào trung tâm, từ khái quát đến các chi tiết tiêu biểu. Cũng có thể kết hợp với thòi gian buổi sáng thế nào, buổi chiều khác đi.

Phần Thân bài của văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” nêu các sự việc để thể hiện chủ đề ”Người thầy đạo cao đức trọng”. Các sự việc được sắp xếp theo trình tự như sau:

– Chu Văn An có rất nhiều học trò; học trò nhiều ngưòi đỗ cao. ông được vua mời dạy cho thái tử.

=> Các chi tiết này làm rõ cho ý: Chu Văn An là người thầy giáo giỏi.

– Chu Văn An nhiều lần can ngăn vua, ông trả lại mũ áo quan. Ông trách mắng học trò khi họ có điều không phải.

=> Các chi tiết này thể hiện rõ tính tình cứng cỏi (với vua và với học trò) và không màng danh lợi của Chu Văn An.

Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản tuỳ thuộc vào chủ đề, kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Có thể xếp theo trình từ thời gian, không gian, kết hợp không gian và thời gian hoặc theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em phân tích cách trình bày trong các đoạn trích dẫn ở SGK, trang 27 – 28.

Muốn làm được bài tập này, trước hết các em tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.

a) Đoạn văn này trình bày về cánh rừng chim. Các ý trình bày theo không gian từ xa đến gần (nhìn xa – đến gần), từ gần đến xa (đến tận nơi – đi xa dần).

b) Đoạn văn này trình bày về vẻ đẹp của Ba Vì theo các mùa trong năm. Các ý trình bày theo trình tự thời gian.

c) Đoạn văn này nói về trí tưởng tượng của ngưòi dân. Đoạn trích trình bày theo lôi diễn dịch: Đoạn 1 (lịch sử… ưu uất): nêu nhận xét khái quát; Đoạn 2 (ta thử… lên trời) và Đoạn 3 (nghe truyện… mà chết), nêu ví dụ để cụ thể hoá cho Đoạn 1.

Đoạn 2 và Đoạn 3 được sắp xếp theo thứ tự từ sự thật đến tưởng tượng và từ sản phẩm tưởng tượng suy ngược lại sự thật.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Trường từ vựng

2. Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản “Trong lòng mẹ” cần trình bày một số ý và sắp xếp như sau:

– Hồng rất muốn đi thăm mẹ. Em biết ý xấu của người cô nên đã từ chối lòi đề nghị của bà cô.

– Hồng không giấu được tình thương mẹ nên đã để nước mắt ròng ròng rơi xuống.

– Hồng muốn nghiền nát những cổ tục đã đầy đoạ mẹ.

– Những ý xấu của ngưòi cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ, trái lại, làm cho Hồng càng yêu thương mẹ hơn.

3. Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn cách sắp xếp trong phần Thân bài giữa ý a và ý b là không hợp lí. Trước hết, cần phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ trước, từ độ mới lấy ví dụ để chứng minh.

Trật tự sắp xếp giữa các ý nhỏ trong phần b cũng không hợp lí bởi phải nói khái quát về những người chịu đi, chịu học trước, sau đó mới nói tối các vị lãnh tụ, rồi nói đến thời kì đổi mới (tức là trình bày theo trình tự thời gian).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận