Bến quê – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Bến quê ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông bắt đầu viết văn từ năm 1954 nhưng đến tập truyện ngắn: “Những vùng trời khác nhau” (1970), tiểu thuyết “Dâu chân người lính ” (1972), ông mới thực sự đứng vào vị trí những nhà văn tiêu biểu của cuộc kháng chiến chông Mĩ.

Nguyễn Minh Châu rất am hiểu đời sống và tâm hồn người chiến sĩ, hiểu thực tế khắc nghiệt và hào hùng của cuộc kháng chiến thống nhất đất nước.

Từ 1980 trở đi, ông đi đầu trong khuynh hướng đổi mới văn học thòi kì sau chiến tranh, ông nghĩ và viết nhiều về đời thường, về số phận và phẩm cách con người trong sự phức tạp của xã hội thời đổi mới.

Các tác phẩm chính: Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn 1970); Dấu chăn người lính (tiểu thuyết, 1972); Miền cháy (tiểu thuyết, 1977); Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977); Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn, 1983), Bến quê (tập truyện ngắn, 1985); Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987); cỏ lau (tập truyện ngắn, 1989)…

Ngoài ra, Nguyễn Minh Châu còn là tác giả của hàng loạt bài có tính chất trao đổi về nghề, đề cập tới những vấn đề lí luận văn học, và một số tác phẩm viết cho thiếu niên: Lá thư vui, Từ giã tuổi thơ…

Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 107)

a. Hướng dẫn tìm

Đọc kĩ tác phẩm “Bến quê”. Chú ý đến hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ. Nhân vật ở trong tình huống có gì đặc biệt và qua tình huống của nhân vật, tác giả muôn nói với ta điều gì?

b. Gợi ý trả lời

Trong Bến quê, nhân vật Nhĩ rơi vào hoàn cảnh rất éo le. Anh vốn là người từng bôn ba nhiều nơi “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ”, giờ đây anh bị ốm đau nằm liệt giường. Những sinh hoạt tối thiểu hằng ngày, Nhĩ không tự làm được. Anh phải ngồi “dể vợ bón từng thìa thức ăn, ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình Anh cũng không thể tự mình ngồi dậy hoặc nằm xuống được. Vợ anh phải vất vả, tần tảo chăm sóc, từ khi sống với nhau lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc ‘‘tấm áo vá Nhĩ rất khổ tâm vì đã làm khổ vợ, con. Và, nỗi khổ tâm ấy đôi khi đã khiến anh cất lên những câu nói đầy day dứt “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm… mà em vẫn nín thinh”.

Con ngưòi lúc đau ôm cần nhất là những người thân bên cạnh, chăm sóc và an ủi. Nhĩ có một cô vợ đảm đang, yêu chồng hết mực. Điều đó đã sưởi ấm cho anh trong những cơn đau đớn giày vò về thể xác lẫn tinh thần.

Một người đàn ông từng xông pha nhiều nơi, nay vì bệnh tật phải ngồi im trên chiếc giường bệnh là một nỗi bất hạnh, đau đớn rất lớn. Đặt nhân vật trong một tình huống éo le ấy, nhà văn đặt ra những vấn đề về cuộc đời, về con người.

Cuộc đời con người có thể gặp nhiều biến cố, bất trắc không thể lường trước được. Những lúc khó khăn nhất, bất hạnh nhất mỗi người đều cần một điểm tựa vững chắc để vượt qua. Gia đình và những người thân yêu là nguồn sức mạnh quý giá nhất giúp ta vượt qua những khó khăn của cuộc đời.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 107)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại tác phẩm. Chú ý đến các chi tiết miêu tả nhân vật Nhĩ nhìn qua khung cửa sổ quan sát sự sống bên ngoài. Hãy chỉ ra nhân vật thấy những gì. Đồng thời chú ý diễn biến tâm trạng của nhân vật. Qua đó, ta cảm nhận được điều gì ở nhân vật?

b. Gợi ý trả lời

Những ngày cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ vẫn mở rộng tâm hồn để đón nhận âm thanh của cuộc sống bên ngoài. Qua khung cửa sổ, anh vẫn cảm nhận được khí trời của những ngày lập thu qua sắc màu đậm hơn của những cây hoa bằng lăng, qua sự biến mất của cái nóng hầm hập chói loá. Song điều thu hút anh nhất là bãi bồi bên kia sông Hồng “đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Anh bị thu hút bởi bải bồi gần gũi của quê hương, của một khoảng cách rất gần mà lại rất xa xôi. Nhĩ đã từng bôn ba nhiều nơi trên thế giới, nhưng bãi bồi sông Hồng trước khung cửa sổ vẫn “là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến

“Cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình ” trở nên xa xôi vì giờ đây bệnh, tật đã cột anh lại trên giường nên cái ước mơ đặt chân lên bãi bồi ấy thật giản dị nhưng lại trở thành xa vời với một người bệnh như Nhĩ. Anh chưa từng một lần đặt chân đến vùng đất quen thuộc mà anh cảm nhận vẻ đẹp giản dị, thân thuộc như hơi thở, như da thịt ấy, nhưng éo le thay, lại cũng chính là lúc anh không thể đi lại được.

Đi nhiều nơi, ngắm nhiều cảnh đẹp trên thế giới, lúc này Nhĩ càng hiểu vẻ đẹp giản dị, gần gũi của bãi bồi bên kia sông, không nơi đâu sánh bằng. Bởi yì, đó là quê hương, nơi “chôn rau cắt rốn”, nơi “sông gửi thác về”, nơi tình sâu nghĩa nặng, bao bọc sinh ra Nhĩ, nuôi dưỡng tâm hồn Nhĩ khi tràn trề sức sống cũng như khi đau yếu bệnh tật. Thế mà nơi ấy, miền đất bình dị ấy, Nhĩ chưa bao giờ đặt chân đến, chưa một lần khám phá, chưa cảm nhận hết độ mịn màng của đất, hơi thở của nước… Nhĩ như chưa hiểu hết về quê hương mình, mặc dù anh đã đi khắp nơi trên thế giới. Và hôm nay, cũng lần đầu tiên Nhĩ thấy người vợ nhất mực đảm đang, yêu thương chồng con của mình mặc tấm áo vá. Niềm day dứt ân hận chưa quan tâm hết đến những điều gần gũi, gắn bó sâu sắc với mình suốt những năm tháng cuộc đời dài dằng dặc đã qua, càng thôi thúc khao khát được đặt chân sang bò sông bên kia của Nhĩ. Mong muốn của Nhĩ như một hành động tạ lỗi với quê hương và phần nào khoả lấp, vá víu những day dứt thương vợ con trong lòng Nhĩ.

Qua niềm khao khát của nhân vật trong những ngày cuối đời, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một thông điệp: Hãy yêu mến và trân trọng những vẻ đẹp giản dị, mộc mạc xung quanh ta và vẻ đẹp của chính quê hương, đất nưốc mình.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 108)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Truyện Bến quê không có sự kiện đặc biệt mà cốt truyện chủ yếu phát triển theo dòng tâm trạng của nhân vật Nhĩ. Vì vậy, cần chú ý đến diễn biến tâm trạng của nhân vật từ đầu cho đến kết thúc tác phẩm. Qua đó, nêu nhận xét về bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu.

b. Gợi ý trả lời

Mạch truyện bắt đầu từ ánh mắt Nhĩ nhìn qua cửa sổ ngắm nhìn những bông hoa bằng lăng, cảm nhận khi trời thay đổi lúc lập thu. Trước màu hoa nhợt nhạt và không khí đìu hiu của thời khắc chuyển mùa, Nhĩ như tìm kiếm điều gì tươi sáng hơn, anh dõi mắt xa hơn, bên kia là bãi bồi của con sông Hồng. Nhĩ đã thấy màu sắc mơn man, rực rỡ của mùa màng – đó là màu vàng và màu xanh. Nhĩ trầm tư suy ngẫm về cảnh vật quanh mình, về bãi bồi bên kia sông. Điểm dừng của mắt và bãi bồi phía xa xa kia cũng là ấn tượng dừng lại của dòng suy tư liên miên. Nhĩ nhận ra mình chưa một lần đặt chân lên cái bờ bên kia sông tươi rói, màu mỡ ấy.

Trở lại với thực tại trong căn phòng nhỏ: “anh không dám nhìn vào mặt con ” (vì anh đang bệnh tật phải nằm đây, không tự rửa mặt, ăn cơm được, phải nhờ vào vợ con) cho thấy tâm lí nhân vật đã thay đổi, ngắt khúc rất nhanh. Nhĩ thể hiện rõ mình là một ống bố giàu lòng tự trọng, ái ngại vì làm vợ con vất vả. Chỉ với một câu văn tả như thoáng qua, Nguyễn Minh Châu đã cho ta cảm nhận được mạch cảm xúc và trạng thái tâm lí rất phức tạp của nhân vật.

Trong tâm trạng ngượng nghịu, tránh ánh mắt con, Nhĩ vẫn liên miên nghĩ đến bờ sông bên kia, anh vẫn nhìn qua cửa sổ và hỏi vợ về những thay đổi thòi tiết đêm qua mà anh biết có liên quan đến sự thay đổi của bãi bồi.

Bằng một thái độ như lơ đễnh, Nhĩ hỏi con trai “đã… sang bên đó chưa ha’?”. Và rồi lại thu hết can đảm để nhờ con “sang bên kia sông hộ bố”, hãy “đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về” với một vẻ ngượng nghịu. Tâm trạng hồi hộp, lo âu, người đọc cảm nhận được theo từng diễn biến tâm trạng của Nhĩ và câu chuyện của anh. Con đi rồi, Nhĩ cố lê người ra sát cửa sổ để nhìn theo con – ngưòi đang thực hiện niềm mong ước khát khao của anh. Nhưng rồi anh không thấy cậu con trai mang ‘‘cái mũ cói rộng vành và chiếc áo sơ mi màu trứng sáo ” ra nơi con đò ngang vừa đón khách sang bên kia. Cậu đang mải mê sa vào đám cờ thế. Có lẽ Nhĩ đã thở dài, phần vì đoán cậu con không thực hiện điều mong muốn của anh, phần vì hiểu đó cũng là cái lẽ đòi thường. Nhĩ không tức giận mà chỉ cảm thấy buồn bã, trong tâm trí anh vẫn không thôi dòng day dứt vì cái sự “khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình Cái sự “chùng chình ” vô ý nhiều khi gây cho người ta niềm ân hận đau đớn không nói được thành lời mà in sâu vào trong tâm khảm. Đến đây ta đã cảm nhận được có đôi phần sự tự nhận “thất bại” của anh trước niềm khao khát của mình. Nhưng không hẳn vậy, khi đau đáu nhìn con đã sang quá nửa sông, nhìn rõ từng mảnh vá trên cánh buồm, Nhĩ đã tưỏng tượng chính mình trong “tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mủ nan rộng vành ”, hồi hộp và run run chậm rãi đặt chân lên miền đất ước mơ, dấp dính phù sa. Trong tâm trí của mình, Nhĩ vẫn đang mải miết theo cuộc hành trình cuối cùng, cố gắng thực hiện điều mình chưa làm được. “Mặt mủi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khô Khoảng không gian bên kia sông, rực rõ nắng vàng và mịn màng mùa vụ xanh tốt – cảnh yên bình tươi đẹp của quê hương là niềm mê say của Nhĩ và anh đau khổ vì mình đã “chùng chình ”, khi còn khoẻ khoắn sung sức không sang thăm miền đất ấy, không đặt bàn chân lên để cảm nhận hết được cái dấp dính của phù sa màu mỡ, đem lại mùa màng bội thu và no đủ cho dân làng. Hình ảnh Nhĩ cuối đoạn trích “Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng sót lại đê đu mình nhô người ra ngoài”, anh khẩn thiết “khoát khoát ” tay như giục giã, thúc giục mọi người hãy thực hiện, hãy làm đi, đừng chùng chình lỡ dở như anh để rồi đau đớn ân hận, chuyến đò cuối cùng đã sang đón khách rồi kìa.

Ngòi bút miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Minh Châu mới tinh tế và giàu sức nhân văn, nhân đạo cao cả làm sao.

Xem thêm Ôn tập phần tiếng việt – Ngữ văn lớp 9 tập

2 tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 108)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn “Chợt ông cụ già (…) phía bên này”, đặc biệt từ “mặt mũi Nhĩ đỏ rựng (…) người nào đó”, chú ý từ ngữ Nguyễn Minh Châu dùng để miêu tả nhân vật và tìm hiểu ý nghĩa của những hành động, biểụ hiện đó của Nhĩ.

b. Gợi ý trả lời

Ở đoạn kết, chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ được miêu tả rất khác thường. Trong trạng thái xúc động và dồn nén “mặt Nhĩ đỏ rựng lên”, hai mắt long lanh chứa ‘‘một nỗi mê say đầy đau khổ”, Nhĩ đang dồn tình cảm và mong mỏi về miền đất mơ ước bên kia, niềm khát khao, mê đắm của Nhĩ cũng là nỗi buồn, nỗi day dứt và ân hận đan xen lẫn vô vọng của anh. “Cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào bậu cửa sổ” và run rẩy, anh cố đu người nhô ra ngoài, giơ cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ “khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”. Dưới ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí tài tình của Nguyễn Minh Châu, người đọc cảm nhận mọt dòng cảm xúc lan toả khắp người trước hình ảnh Nhĩ gắng gượng hết sức lực yếu đuối, gần như cạn kiệt, chút hơi sức cuối cùng để thực hiện hành động giục giã cậu con trai thực hiện ước nguyện của anh khi chuyến đò ngang vừa cập bến bên này, chốc lát nữa thôi nó sẽ sang bên kia sông. Đó là chuyến đò cuối cùng trong ngày và có lẽ cũng là chuyến đò cuối cùng anh có thể nhìn thấy. Cái khoát tay ra hiệu của Nhĩ không hẳn dành cho cậu con trai, mà đó là những nỗ lực cuối cùng anh làm để ra hiệu cho những người còn sống ở lại. Cánh tay gầy guộc khẩn thiết khoát khoát ra dấu hiệu cho mọi người hãy đi đi, hãy thực hiện những điều mong muôn dẫu bình dị, đơn giản, hãy biết ,tôn trọng và yêu thương, quan tâm đến những điều bình dị, đến gia đình, quê hương dẫu cho đó là gia đình bé mọn, hay miền quê tiêu sơ yên bình; hãy biết trân trọng giá trị cuộc sống. Đôi mắt long lanh chứa niềm say mê đầy đau khổ, nỗi ân hận đau đớn không lời lẽ nào giải thích hết cái khoát tay thúc giục gắng sức trong hơi thở yếu ớt và bất lực…

Hình ảnh của Nhĩ đánh thức và thôi thúc những bước chân còn “chùng chình ” và “vòng vèo ”, thức tỉnh người đọc hãy biết tôn trọng những điều tưởng như bình dị nhưng hết sức giá trị của cuộc sống. Đó là giá trị nhân đạo cũng như triết lí sống của Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua thiên truyện này.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 108)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Tìm những chi tiết, hình ảnh mang tính biểu tượng như: hình ảnh bãi bồi bên kia bờ sông, bờ sông bên này bị sụt lở, chi tiết anh con trai sa vào đám chơi phá cò thế…

Tổng hợp kiến thức toàn bài và đối chiếu các hình ảnh, chi tiết này trong tổng thể tác phẩm để lí giải chúng mang ý nghĩa biểu tượng như thế nào?

b. Gợi ý trả lời

Bến quê là truyện ngắn mang đậm màu sắc triết lí, nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng về cuộc đời, về con người. Có thể nói, bãi bồi bên kia sông là hình ảnh có sức ám ảnh nhất đôi với người đọc. Đây là hình ảnh trở đi trở lại nhiều lần trong bài, xuất hiện từ đầu đến khi kết thúc tác phẩm, ám ảnh trong tâm trí nhân vật Nhĩ. Bải bồi phù sa bên kia sông “màu vàng thau xen với màu xanh non”, màu sắc thân thuộc như da thịt, như hơi thở, đất đai màu mỡ, nơi Nhĩ khao khát được đặt chân đến. Hình ảnh bãi bồi là tượng trưng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sống, của quê hương. Nó còn là vẻ đẹp gắn với hình ảnh tần tảo của những người phụ nữ như vợ anh, “những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa… Bãi bồi còn là hình ảnh thân thuộc về quê hương, làng xóm, về lối sống ân cần của người quê tình nghĩa, nơi đó có những đứa trẻ hàng xóm ngoan ngoãn, ông giáo Khuyến ân cần… mang hình dáng quê hương. Bãi bồi là những điều quen thuộc, bình dị, đẹp đẽ, tươi sáng ta bắt gặp hằng ngày mà không biết giá trị đích thực của nó, ta xao lãng, không biết tôn trọng.

Trong truyện, chi tiết anh con trai sa vào đám người chơi cờ thế trên đường cũng mang tính biểu trưng cho chi tiết một phần triết lí của truyện. Đó chính là “những cái điều vòng vèo hoặc chùng chinh ” khó tránh của con người trên đường đời. Người ta dễ sa vào những cuộc chơi, ‘‘những thú vui ” là những điều dễ cám dỗ con người quên đi nhiệm vụ chính, quên đi mục đích thật của mình, là bưổc cản trở trong cuộc đòi của mỗi con người.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 108)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại tác phẩm, tìm ra đoạn văn mang tính suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà văn, bộc lộ chủ đề của tác phẩm, cần chú ý đên tính triết lí của đoạn đó để lựa chọn đoạn văn cho chính xác.

b. Gợi ý trả lời

Bến quê là tác phẩm chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người. Suy ngẫm ấy được thể hiện tập trung qua đoạn độc thoại của Nhĩ: “Không khéo rồi con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày (…) lời lẽ không bao giờ giải thích hết”.

Đoạn văn là những dòng suy ngẫm của Nhĩ về cuộc đời, về con người. Cậu con trai đã sa vào đám cờ thế. Nhĩ biết cậu sẽ không dứt ra được bởi anh đã từng trải, cũng đã từng một thời “chơi phá cờ thế trên hè phố”. Anh cảm thông pha lẫn chua xót cam chịu trước sự thờ ơ của cậu con trai trẻ tuổi. Vì chính anh đến bây giờ, khi bước qua thòi tuổi trẻ, trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời, đi nhiều nơi trên khắp thế giới, và trong hoàn cảnh đau yếu, sức tàn lực kiệt như lúc này đây mới hiểu hết được “sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp ” của bãi bồi sông Hồng có cả những nét tiêu sơ kia.

Anh hiểu rằng thằng bé “đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông dâu ”, và nó nghĩ mong muốn của bố nó sang bên kia sông thật kì quặc, thật lạ lùng. Cậu bé con anh còn non trẻ, chưa từng trải với cuộc sống nên bị cuốn hút bởi những thú vui chơi là chuyện dễ hiểu, và cũng chưa thể nhận biết được giá trị của những điều giản dị, bé nhỏ quanh mình. Nhĩ là người từng trải “đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ ”, anh lại là người tinh tế, thế mà giờ đây khi tĩnh tâm dồn hết trí tuệ đau đáu về miền đất mơ ước, anh cảm nhận miền đất ấy qua thị giác, thính giác và cả cảm giác (anh cảm nhận được cái dấp dính của đất phù sa…) mổi thấy hết được vẻ đẹp màu mỡ lẫn tiêu sơ của bãi bồi sông Hồng. Điều anh khám phá ra “giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết Anh muốn thực hiện điều khám phá của mình nhưng lúc này, nó trở nên hết sức khó khăn và anh đã gửi gắm khát khao ấy vào con trai mình.

Đoạn văn diễn tả rất thành công. Những suy ngẫm của nhân vật được bộc lộ qua những lời lẽ giản dị, tự nhiên như những lời nói với chính lòng mình vừa chân thành, vừa xúc động. Qua nhân vật Nhĩ, ta thấy được những suy ngẫm và trải nghiệm của chính nhà văn Nguyễn Minh Châu về cuộc đời, về con người.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận