Bảng căn bậc hai – Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán 9

Đang tải...

Bảng căn bậc hai

A. Ví dụ

Ví dụ 1. Dùng bảng căn bậc hai để tính:

Bảng căn bậc hai

Ví dụ 2.

Bảng căn bậc hai

Giải

Bảng căn bậc hai

Ví dụ 3. Dùng bảng căn bậc hai để tính giá trị gần đúng mỗi nghiệm của phương trình:

a) x^{2 } = 234;                                      b) 3x^{2 } – 981 = 0.

Giải

a) x^{2 } = 234 <=> x = \sqrt{234} hoặc x =-\sqrt{234} .

Tra bảng ta có: \sqrt{234}  ≈ 15,2971.

Vậy giá trị gần đúng nghiệm của phương trình là:

15,2971 và – 15,2971 ;

b) 3x^{2 } – 981 = 0 <=> x^{2 } = 327 hoặc x = –\sqrt{327} .

Tra bảng ta có:  –\sqrt{327}  ≈ 18,0831.

Vậy giá trị gần đúng nghiệm của phương trình là 18,0831 và -18,0831.

B. Bài tập cơ bản

Bài 5.1

Dùng bảng căn bậc hai để tính căn bậc hai số học của các số:

a) 182                    b) 0,874                    c) 64,49                   d) 123456

>>Xem đáp án tại đây.

Bài 5.2

Biết \sqrt{9753}  ≈ 98,7573 , hãy tính:

a) \sqrt{97,53}                              b) \sqrt{0,9753}                              c) \sqrt{975300} .

>>Xem đáp án tại đây.

Bài 5.3

Dùng bảng căn bậc hai để tính giá trị gần đúng mỗi nghiệm của phương trình:

a) x^{2 } = 2468                        b) 5x^{2} – 6810 = 0.

>>Xem đáp án tại đây.

C. Bài tập nâng cao

Bài 5.4

Độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông là 6,5 cm và 4,3 cm. Dùng bảng căn bậc hai để tính giá trị gần đúng độ dài cạnh huyền của tam giác vuông đó.

>>Xem đáp án tại đây.

Bài 5.5

Đường chéo của một hình vuông dài hơn cạnh của hình vuông 4,562 cm. Dùng bảng căn bậc hai để tính giá trị gần đúng độ dài cạnh hình vuông.

>>Xem đáp án tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận