Bài tập tình huống GDCD lớp 7 – Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

Đang tải...

Bài tập tình huống GDCD lớp 7 – Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ

Ba là cây nến vàng…

Có lẽ, nếu so sánh giữa ba và mẹ thì người gắn gũi tôi hơn lại là ba. Hồi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường phải đi công tác xa, có đến nửa năm, vài tháng. Ba bù lấp khoảng thời gian mẹ vắng nhà bằng tất cả tình thương yêu của mình cho tôi. Ba nấu ăn, làm một số món mà tôi thích, xúc cơm và tắm cho tôi, làm ngựa để tôi cưỡi, kể chuyện cổ tích và ru tôi ngủ. À, phải rồi, thời ấu thơ trong tôi thì ba là tất cả.

Tối thứ bảy, ba hay chở tôi đi ăn kem, xem xiếc. Tôi ngồi sau xe đạp, một tay nắm chặt áo ba, tay kia cẩm cây kem dâu to đùng vừa mút mát vừa líu lo kể đủ thứ chuyện cho ba nghe. Cho đến khi dừng xe, ba mới nhận ra rằng gấu áo ba nhăn nheo thảm hại, còn quần áo tôi thì dính nhoe nhoét nước kem. Ba không mắng tỏi, chỉ lắc đầu cười và lấy khăn lau cho tôi. Tôi nhe răng sún ra cười, rồi nhào vào lòng ba cười như nắc nẻ. Tôi yêu ba!

Ấy thế mà có một lán ba đã đánh tới. Tôi nói dối ba là tôi đã làm xong hết bài tập rồi để ba chở tôi đi xem phim. Hôm sau, cô giáo đã mời ba lên gặp… Khi về, ba rút cái roi mây treo trên trần nhà xuống. Ba gọi tôi ra rồi vụt cho tôi một roi thật đau, cũng đủ làm cho bắp chân tôi in một vệt dài hình cái roi, tím bầm. Lúc đó, tôi chỉ thấy sợ ba, không thấy đau gì cả. Rồi tôi khóc cả đêm, một phần vì đau quá, vết tím đã chuyển thành bầm đổ, sưng tấy ; một phần vì tôi nghĩ ba không còn thương tôi nữa. Cứ thế tỏi cắn chặt răng để không bật thành tiếng nấc. Tôi khóc cho đến khi cái gối ướt mèm, hai mũi nghẹt cứng, còn môi thì phồng rộp thì tôi cảm giác như có người chui vào màn. Người đó xắn quẩn tôi lẻn rồi đổ vào “con lươn” mặt thứ nước gì lành lạnh – mà sau này tồi mới biết là rượu gấc. Xót như xát muối, tôi khẽ rụt chân lại, gồng người lên nhưng vẫn cố nằm im giả vờ như đang ngủ say lắm. Rồi người đó bóp chân cho tôi. Tôi he hé mắt ra nhìn : Ba ! Trong bóng tối đen đặc, không hiểu sao tôi vẫn nhận ra, à không, cảm nhận rõ là ba. Bàn tay ba ấm áp xoa nhẹ lên vết đánh. Sau đó tỏi ngủ thiếp đi nhưng tôi biết là ba còn ở bên tôi rất lâu.

Tôi mãi mãi không bao giờ nói dối ba nữa. Tôi không muốn ba lại phải thức giấc một đêm nào nữa cả. Đêm đó là quá đủ rồi. Đủ chứng minh là ba luôn yêu tôi, yêu con gái của ba.

Mẹ là cây nến xanh…

Mẹ tối là cô giáo dạy tiếng Anh, thế mà chẳng hiểu sao tôi học tiếng Anh dốt tệ. Ba tôi thường đùa rằng : “Dao sắc không gọt được chuôi”. – Có lẽ còn bởi một nhẽ nữa : Tuổi tôi và mẹ xung khắc nhau. Mẹ tuổi Tuất, còn tôi tuổi Mão. Hễ cứ cái gì tôi cho là đẹp thì mẹ lại bảo rằng xấu ! Mẹ bảo từ này đúng, thì tôi lại cứ ngang ngạnh, kiên quyết bảo sai. Ba tôi bảo : “Mẹ con gì mà lạ thế!”.

Thực mà nói thì… mẹ và tôi giống nhau từ cái tóc, cái ngón tay trở đi. Mẹ một thời cũng nuôi tóc dài giống tôi. Mẹ thường kể là hổi mẹ đi sơ tán, mỗi lần mẹ gội đầu xong, xõa tóc đi lấy cơm là mọi người lại dạt sang cả hai bên để ngắm. Chắc cả cái tính bướng bỉnh của tôi cũng là giống mẹ. ông ngoại đã có lần bảo tôi thế mà !

Cho đến một lần, lớp tôi đi tham quan. Tôi nhớ chính xác là sáu giờ sáng tập trung, còn mẹ thì dứt khoát đến sáu giờ rưỡi mới chở tôi đi vì dự họp nghe cô giáo thông báo là bảy giờ. Tất nhiên là khi tôi đến nơi, chẳng còn ai “tập trung” ở đấy nữa rồi. Mẹ đèo tôi về, còn tôi thì ngồi sau xe khóc thút thít. Tôi giận mẹ, khống ăn cơm, không nói năng gì cả. À! Chính xác là có. Mẹ gọi thì tôi thưa vâng dạ, còn ngoài ra tôi không nói thêm bất cứ câu nào nữa. Đến chiều, đi làm về, mẹ mua cho tôi đồi buộc tóc mà tôi xin mãi trước đấy không được. Bữa tối, mẹ lại làm nhiều món mà tôi thích. Mẹ chủ động nói chuyện với tôi, hỏi tôi này nọ. Mẹ vẫn cười nói mặc dù tồi cau có, đăm đăm. Và tôi hiểu, đấy là cách xin lỗi của mẹ!

… Thắp sáng một gia đình

Tôi có một người ba luôn yêu thương tôi, đánh con xong thì lấy rượu gấc xoa bóp cho ngay; và một người mẹ biết xin lỗi con khi mình sai, nhưng cũng bằng cách riêng thật… độc đáo. Có lẽ, ba vẫn không biết rằng tối đó tôi thức chứ chưa ngủ và mẹ thì vẫn tưởng rằng tôi chỉ nghĩ đơn giản vế buổi tham quan hôm ấy. Không, ba mẹ ạ! Con hiểu ba mẹ bởi vì con yêu ba mẹ. Bất cứ lúc nào giận ba mẹ, con đều nghĩ rằng : Ba mẹ hay thể hiện tình cảm theo cách riêng của mình. Và thế là con lại thấy yêu ba mẹ hơn bao giờ hết! Khi thắp ba cây nến, chắc chẳng có ai đánh những ba que diêm đâu ba mẹ nhỉ, mà người ta sẽ lấy lửa của cây nến này châm cho cây nến kia. Chắc chắn rằng, chính tình yêu thương của ba mẹ đã “thắp” nến con để hôm nay con hạnh phúc ngồi viết câu chuyện về ba mẹ với một cái tựa rất đỗi đơn giản bình thường, nhưng cũng vô cùng thân thương: Gia đình.

NGUYỄN PHƯƠNG MAI

❖      Gợi ý 

1. Người cha đã biểu lộ tình yêu thương đối với con của mình như thế nào ?

2. Tinh cảm của người mẹ đối với con có gì đặc biệt ?

3. Cả người cha và mẹ có những hành động thể hiện tình cảm đối với con giống nhau ở chỗ nào ?

4.Trước những thái độ nghiêm khắc nhưng yêu thương hết mực của cha và mẹ, tác giả – nhân vật “tôi” đã có những suy nghĩ gì ?

II    EM SUY NGHĨ

1. Hiện nay ở nước ta có những gia đình gồm ông bà, cha mẹ, con cái (gọi là gia đình 3 thế hệ) và nhiều gia đình chỉ có cha mẹ, con cái (gọi là gia đình 2 thế hệ). Có ý kiến cho rằng trong gia đình 3 thế hệ thì nếp sống gia đình văn hoá tốt hơn gia đình 2 thế hệ.

Em thử phân tích mối quan hệ giữa những người trong một gia đình 3 thế hệ và gia đình 2 thế hệ và cho biết ý kiến của em.

2. Hãy ghi vào vở trường hợp nào sau đây em cho là gia đình có văn hóa và gia đình không có văn hóa :

Tình huống                    Gia đình có văn hoá       Gia đình không có văn hoá

a) Những người gần nhà ông Thái ở thôn Đông chưa bao giờ nghe thấy những tiếng quát tháo, cãi cọ nhau, mặc dù nhà ông đông người gồm bố, mẹ ông Thái, hai vợ chồng ông Thái và 3 người con. Người ta chỉ thấy những lời nói dịu dàng và tiếng cười.

b) Nhà chị Bích chỉ có 2 mẹ con ở nhà (chồng chị đi công tác xa), nhưng mỗi người một việc rất có nề nếp. Em Hoa – con chị Bích, sau giờ đi học về là giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, thổi cơm… Vì vậy, nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp.

c) Thành và Thái là hai anh em, nhưng mỗi người một tính : Thành hay nổi khùng khi không vừa ý điều gì ; Thái thì cái gì cũng cho mình đúng, không chịu thua ai. Có lần hai anh em đánh nhau chỉ vì tranh nhau quả bóng.

 

III      EM HÃY RÚT RA BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, Ý THỨC CÔNG DÂN VÀ GHI VÀO VỞ

Đang tải...
 
 
https://hoc360.net/bai-tap-tinh-huong-gdcd-lop-7-bai-2-trung-thuc/
https://hoc360.net/bai-tap-tinh-huong-gdcd-lop-7-song-gian-di/

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận