Bài tập tình huống GDCD lớp 7 – Bài 3: Tự Trọng

Đang tải...

Bài tập tình huống GDCD lớp 7 – Bài 3: Tự Trọng

I-EM ĐỌC TRUYỆN

Hướng dẫn đọc : Truyện đọc này có nhiều đối thoại, vì vậy khi đọc ở lớp có thể dùng hình thức đóng vai nhân vật : Tuấn, bố của Tuấn và người dẫn truyện. Thực hiện dưới hình thức này thì lớp sẽ sinh động và truyện đọc sẽ hấp dẫn.

Sau khi dự thi môn Toán ở lớp 5 để chuẩn bị chuyển lên lớp 6 trường Trung học cơ sở trở về, Tuấn bỏ ăn, lên giường nằm, rấm rứt. Bố Tuấn vào hỏi:

–        Con làm bài thi không được à ?

–        Con làm được ạ!

–        Làm xong hết chứ ?

–        Vâng ạ! Không tẩy xoá. ít nhất con cũng chín điểm rưỡi.

–        Thế sao con lại khóc ?

–        Con tức bạn Thịnh lắm !

–        Thế bạn ấy làm gì con ?

–        Không làm gì ạ!

–        Thế sao con bỏ ăn, nằm khóc ?

–        Con tức lắm, tức không chịu nổi…

–        Sao thế con ?

–        Con hết lòng giúp mà bạn ấy không chịu nhận sự giúp đỡ của con, không đáp lại, mà cũng chẳng một lời cảm ơn.

–        Sao ?

–        Đế thi toán năm nay rất khó. Thịnh không làm được, ngồi cắn bút, toát mồ hôi, chảy nước mắt. Vì môn Toán là môn chính, nếu hỏng thì bạn ấy có thể phải bỏ học. Thế mà khi con đẩy tờ giấy nháp của con sang cho Thịnh, thì bạn ấy đẩy lại. Sau một hồi đẩy qua, đẩy lại nhiều lần như thế’ làm cô giám thị phòng thi chú ý và đã cảnh cáo con. Con tức quá, không nhịn được, nói : “Mặc kệ ấy”. Thế mà Thịnh còn cứng đầu nói : “Không, tớ không chép”.

Bố Tuấn nói:

–        Tưởng gì… Lo cho bạn là tốt, nhưng bạn không chấp nhận kiểu giúp như vậy cũng tốt, vì bạn không muốn làm cái việc đi chép bài của bạn. Bạn ấy muốn tự mình làm.

Nếu cô giáo biết việc này sẽ khen Thịnh là người học sinh có tính tự trọng.

PHAN ANH HOÀ

❖      Gợi ý

1.Tuấn định giúp bạn việc gì ?

2.Việc Tuấn giúp bạn như vậy đúng hay sai ? Vì sao ?

3.Thái độ của Thịnh như thế nào trước ý định giúp đỡ của Tuấn ?

4.Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Thịnh kiên quyết từ chối sự giúp đỡ của Tuấn.

5.Tinh huống nào sau đây thể hiện biết tự trọng hoặc không biết tự trọng ? Hãy ghi vào vở !

II. Em Suy Nghĩ

  1. Tình huống Biết tự trọng    Không biết tự trọng

a.Bạn A lười học nên thường bị điểm xấu. Cô. giáo đưa ra phê bình, nhắc nhở trước lớp nhiều lẩn, nhưng bạn A vẫn không tiến bộ.

b.Nhà ông H thuộc loại nghèo ở trong làng. Nhưng mỗi lần ra khỏi nhà, ông đều ăn mặc nghiêm chỉnh mặc dù vải không phải là loại đắt tiền, chỉ là loại bình thường. Ông thường nói : “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

c.Kĩ sư X là thí sinh đoạt giải cao Fét-ti-van về khoa học kĩ thuật – tin học nâng cao năm 2002 do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức.

Sau khi thi xong, có người hỏi kĩ sư X :

–        Anh có chắc đoạt giải không ?

Kĩ sư X khẳng định :

–        Tôi tin rằng mình sẽ đoạt giải.         

2.Tìm những từ đồng nghĩa với tự trọng.

III – EM HÃY RÚT RA BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, Ý THỨC CÔNG DÂN VÀ GHI VÀO VỞ.

Đang tải...
 
 
https://hoc360.net/bai-tap-tinh-huong-gdcd-lop-7-bai-2-trung-thuc/
https://hoc360.net/bai-tap-tinh-huong-gdcd-lop-7-song-gian-di/

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận