Bài tập tình huống GDCD lớp 7 – Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Đang tải...

Bài tập tình huống GDCD lớp 7 – Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

QUYẾN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM

I – EM ĐỌC TRUYỆN

Hướng dẫn đọc : Truyện có nhiều lời nói và đối thoại của một số nhân vật, vì vậy khi đọc cố diễn đạt tình cảm cho phù hợp với các nhân vật.

Cốc… cốc… cốc…! Tiếng gõ đều đặn mỗi buổi trưa trở thành âm thanh quen thuộc của con hẻm nghèo. Bọn trẻ trong hẻm ùa ra tranh nhau í ới:

–        Ê ! Hủ tiếu ! Ba tô nhanh lên nghe !

–        Một tô ! Một tô ở đây nữa nhé !

–        Hủ tiếu ! Hủ tiếu ! Hủ t… i. ế… u…

Thằng bé thân hình gầy gò, lọt thỏm trong bộ quần áo thùng thình, gương mặt đen đúa lúc nào cũng ủ rũ, lầm lũi bước đi mặc lời trêu chọc.

Trời về khuya, con hẻm vắng tanh. Ánh đèn nê-ông đã quá hạn sử dụng hắt luồng sáng chập chờn xuống mặt đường loang lổ. Một bóng nhỏ ngập ngừng, chân thấp, chân cao chập choạng rảo bước. Đôi tay gầy guộc chập mạnh hai thanh tre vào nhau. Âm thanh lốc cốc vang lẽn rõ mồn một trong đêm thanh vắng.

Đồng hồ gõ đúng mười tiếng, Lan vươn vai đứng lên rời bàn viết. Cồ uể oải bước ra cài then cửa, với tay định bật công tắc đèn ngủ, chợt cô chựng lại nghe ngóng. Hình như có tiếng khóc văng vẳng xen kẽ tiếng rên khe khẽ đâu đây ? Cô khẽ khàng mở cửa, thò đầu ra ngoài nhìn quanh quất. Tiếng thút thít nghe càng rõ. Cô phát hiện một bóng đen ngồi thu mình trong góc tối dưới mái hiên nhà bên cạnh. Lan bước tới, cái bóng bất động. Cồ cúi thấp xuống, cố nhìn qua ánh sáng lờ mờ, chợt la lớn :

–        Nhỏ ! Sao em lại ngồi đây ?

Lại lặng im, cô đưa tay kéo nó đứng lên. Cái bóng rụt tay lại nhưng không kịp. Tiếng la của Lan đã khiến đám đông đang ngồi xem phim ở căn hộ cách đó không xa đổ xỏ lại. Anh thanh niên cao lớn tiến tới vực cái bóng dậy và đưa vào nhà Lan.

Một khuôn mặt xanh xao co rúm hiện ra dưới ánh đèn. Mọi người xôn xao :

–        ủa, thằng hủ tiếu gõ đây mà!  

Thằng bé bỗng khuỵu xuống và ngã vật trên nền nhà. Lan hốt hoảng          :

–        Sao thế nhỏ ? Em bị bệnh phải không ?

–        Chắc nó bị trúng gió rồi.

–        Nè, em bệnh thế nào nói cho mọi người biết đi!

Thằng bé lắp bắp :

–        Đau bụng ! Đau bụng lắm !

–        Đau thế nào ? Có mắc đi nhà cầu  không ?

Thằng bé khẽ lắc đầu, người đầm mồ hôi.

Anh thanh niên bế xốc nó lên giường, Lan mở cúc áo của em nhỏ và ai đó đã nhanh tay đặt cạnh cồ lọ dầu và cái đồng xu nhỏ. Lan xoa đều lớp dầu và đẩy nhẹ đồng xu trên cái lưng gầy gò của thằng bé. Hơn mười lăm phút sau, khuôn mặt nó tỉnh hẳn. Bà cụ Năm lẽn tiếng:       .

–        Nè nhỏ, cháu bị bệnh từ hồi nào ? Đã uống thuốc gì chưa ?

–        Con… con bị bệnh từ hồi trưa, đã uống thuốc nhưng lúc nãy mới tới đây tự dưng đau bụng quá, đi không nổi.

–        Vậy mà không la lớn lên cho mọi người biết. Bây giờ hãy nằm nghỉ một lát để bà kêu người cho ba cháu hay ! Mà ba cháu có phải là cái ỏng bán hủ tiếu trên chiếc xe đẩy thường đặt ở ngã tư ngoài nầy không ?

–        Ồng không phải là ba con. ồng là chủ.

–        Ủa, vậy ba má cháu ở đâu ?

–        Ba má con ở ngoài Quảng Ngãi.

–        Trời đất! Vậy sao lại cho cháu theo người ta vào tận đây ?

–        Nhà con đông người lắm, không đủ ăn, ba má cho theo cậu họ phụ bán hủ tiếu.

Nói xong, mắt thằng bé đỏ hoe. Mọi người yên lặng ngậm ngùi.

Từ sau hôm đó, cái bóng nhỏ không còn lầm lũi đi vào con hẻm. Thay vào đó là những bước chân sáo nhanh nhanh, đôi mắt không còn nhìn chằm chằm xuống mặt đường mà ngẩng lên với niềm vui lấp lánh. Bọn trẻ con trong hẻm thường chờ nó xuất hiện để bá cổ, nắm tay và đôi khi dúi vào tay nó quả chôm chôm, quả na hay vài quả nhãn. Cũng từ đêm hôm đó, tiếng chửi đổng giữa đêm khuya cũng không còn, nhưng lại có thèm nhiều tiếng thở dài đổng cảm. Đồng thời, cũng có những đôi mắt trẻ thơ thao thức dõi theo tiếng lốc cốc nửa đêm mà ngậm ngùi thương cho chiếc bóng nhỏ bên đường.

NGUYỄN THƯ THUỶ {Cánh diều đợi gió – NXB Giáo dục, 2002)

❖      Gợi ý

1. Em bé là một đứa trẻ đi làm thuê – bán hủ tiếu cho chủ. Sự khốn khổ, vất vả của em bé đã được tác giả kể lại như thế nào ?

2. Khi em bé bị cảm, mọi người đã quan tâm tới em như thế nào ?

3. Em bé đã được hưởng quyền gì của trẻ em ?

II  – EM SUY NGHĨ

1. Nhìn thấy Văn mặc áo rách đến lớp, cô giáo ngạc nhiên :

–        Sao hôm nay em mặc áo rách đến lớp thế này ?

Văn đứng lên, một tay cố che chỗ rách, miệng lúng túng. Cô giáo xuống chỗ em ngồi, lại phát hiện ra sách vở cũng bị nhàu nát. Cô đưa mắt dò hỏi các bạn trong lớp. Em lớp trưởng đứng lên :

–        Thưa cô, bạn ấy đánh vỡ lọ cắm hoa nên bị bố đánh và vò cả sách vở của bạn Văn ạ.

Em suy nghĩ gì về hành động của bố bạn Văn ?

2. Căn cứ vào Chương II của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, em hãy xem 2 tình huống xảy ra dưới đây vi phạm quyền gì của trẻ em.

Tình huống 1 : Sùng A Chớ 13 tuổi ở tại bản Vân Hồ, xã Si-pa Phình (huyện Mường Lay) nhập viện với thân thể đầy vết lở loét. Thủ phạm gây nạn cho em chính là bố dượng Sùng A Thỉnh. Sùng A Chớ phải nghỉ học từ khi học lớp 1, ở nhà và phải lao động vất vả trong gia đình. Sức yếu, chăm chỉ nhưng bao giờ Sùng A Chớ cũng bị bố dượng bảo là lười. Mỗi lần bực tức điều gì, Sùng A Thỉnh lại lấy thanh củi đang cháy trong bếp dí vào người Sùng A Chớ.

Tình huống 2 : Ớ một bản giáp biên giới Việt – Trung có một người phụ nữ chuyên tìm cách dụ dỗ trẻ em con nhà nghèo để bán sang Trung Quốc.

III – EM HÃY RÚT RA BÀI HỌC VỂ ĐẠO ĐỨC, Ý THỨC CÔNG DÂN VÀ GHI VÀO VỞ

Đang tải...
 
 
https://hoc360.net/bai-tap-tinh-huong-gdcd-lop-7-bai-2-trung-thuc/
https://hoc360.net/bai-tap-tinh-huong-gdcd-lop-7-song-gian-di/

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận