Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 34

Đang tải...

Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 34

 

CHÍNH TẢ : Luyện tập viết hoa

1. Viết lại theo đúng quy định viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức dưới đây :

tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam

…………………………………………………………………………………………………………………….

hội khuyến học thành phố nam định

…………………………………………………………………………………………………………………….

bộ lao động, thương binh và xã hội

…………………………………………………………………………………………………………………….

uỷ ban nhân dân huyện mỏ cày

…………………………………………………………………………………………………………………….

nhà máy cao su sao vàng

…………………………………………………………………………………………………………………….

trường đại học bách khoa hà nội

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

2. Ghi lại tên 5 cơ quan, đơn vị, tổ chức mà em biết (nhớ viết hoa đúng quy định).

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1) : Mở rộng vốn từ

Quyền và bổn phận

1. Đọc kĩ nội dung điều 15, 16, 17, 21 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Sách Tiếng Việt 5, tập hai – trang 145) rồi ghi lại những ý tóm tắt vào chỗ trống :

a) Quyền của trẻ em

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Bổn phận của trẻ em

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2*. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nói lên suy nghĩ của em về quyền và bổn phận của trẻ em ngày nay.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

TẬP LÀM VĂN (1) : Tả cảnh

(Luyện tập sau kiểm tra)

1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả trong từng đoạn rồi chữa lại vào chỗ trống :

a) Trong trường, nác đác một vài bạn trực nhật đang mở cửa phòng học để quét dọn. Làn gió xớm mát dượi thổi qua nàm em khoan khoái, dễ chịu khi bước đi trên hàng hiên dộng của dãy lớp học.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Em đứng bên cửa sỗ, ngắm nhìn dãy nhà chệt chạy dài, vuông góc với dãy lầu. Văng phòng ban giám hiệu đã mở cửa. Cô hiệu trưởng trong chiếc áo dài mào tím đang đứng trước giá trống nhìn bao quác sân trường.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Gạch dưới từ dùng sai trong mỗi câu rồi chữa lại vào chỗ trống :

a) Mùa hè, hoa phượng nỏ đỏ thắm như những chùm lửa loè xoè.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Các bạn trực nhật đang hì hục làm vệ sinh lớp học.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

c) Trên đường, tiếng động cơ, tiếng còi xe tạo nên âm thanh láo nháo.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

d) Cảnh vật trong công viên thật quyến luyến đối với du khách

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

3. Viết lại các câu văn dưới đây cho sinh động bằng cách dùng từ ngữ gợi tả, phép so sánh hoặc nhân hoá :

a) Bầu trời rất cao, rất xanh, một màu xanh rất trong.

b) Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to và tròn đang nhô lên ở phía chân trời.

c*) Trăng cuối tháng vàng và nhọn đã ló ra khỏi đỉnh núi.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2) : Ôn tập về dấu câu

(Dấu gạch ngang)

1. Ghi lại tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi đoạn văn, thơ dưới đây :

a) Trước khi đi công tác, ba căn dặn tôi:

– Học bài, làm bài ở nhà nghiêm túc, đừng để mẹ phài nhắc nhở.

– Chơi với em cho mẹ nấu cơm.

– Dọn đồ chơi gọn gàng khi hai anh em không chơi nữa.

Dấu gạch ngang dùng để :

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Lớp trưởng Thu Hà – bạn thân của tôi – được mệnh danh là một người “thép”. Mỗi “mệnh lệnh” của bạn đều được cả lớp chấp nhận.

Dấu gạch ngang dùng để :

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

c)

 

Hôm qua còn lấm tấm

Chen lẫn màu lá xanh

Sáng nay bùng lửa thắm

Rừng rực cháy trên cành.

 

– Bà ơi sao mà nhanh

Phượng nở nghìn mát lửa

Cả dãy phố nhà mình

Một trời hoa phượng đỏ

 

– Hay đêm qua không ngủ

Chị gió quạt cho cây

Hay mặt trời ủ lửa

Cho hoa bùng hôm nay.

 

 

Lê Huy Hoà

Dấu gạch ngang dùng để :

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang với các chức năng sau.

a) Dùng để đánh dấu ranh giới của thành phần chú thích :

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Đặt trước lời đối thoại:

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

c) Đặt ở đầu mỗi bộ phận liệt kê :

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

TẬP LÀM VĂN (2) : Tả người

(Luyện tập sau kiểm tra)

Đọc đoạn trích trong câu chuyện Bà bán bánh khoai nướng và trả lời câu hỏi.

          Ngày nào cùng vậy, vào khoảng năm giờ chiều, bọn trẻ chúng tôi đã thấy bà có mặt tại gốc cây bàng đầu phố. Bà bán bánh khoai nướng. Thứ bánh mà bọn tôi đứa nào cũng thích.

          Đồ dùng của bà, ngoài chiếc mẹt tre đan đặt trên chiếc ghế gỗ vuông con dùng để bày bánh ra bán, còn có cái nồi đất nung sờn miệng, chứa đầy than đang hừng hực cháy theo nhịp phe phẩy của chiếc quạt nan trên tay bà ; đôi đũa sắt đen trũi cặp chiếc bánh khoai dẹt, tròn lựng lật đi lật lại trên chiếc vỉ thép đặt trên than lửa đỏ rực. Bà ngồi nướng bánh. Mùi bánh khoai nướng bốc lên theo gió tỏa hương thơm lừng. Chợt thấy bọn trẻ chúng tôi, bà ngẩng lên gọi:

          – Vào đây các cháu ! Mở hàng giúp bà mấy chiếc bánh lấy may !

          Cậu nhỏ trong bọn tôi háu ăn, lon ton chạy tới dúi vào tay bà mấy trăm đồng lẻ, nhặt vội chiếc bánh đưa lên miệng cắn rôm rốp. Miếng bánh vỡ rơi trúng tay bà, bắn tung ra đất. Bà với tay nhặt lên cho vào sọt rác, rồi nhỏ nhẹ :

          – Bánh giòn, thư thả mà ăn, đừng để rơi vãi, phí lắm cháu ạ !…

Theo Bùi Đình Định

a) Đoạn mở đầu (“Ngày nào cũng vậy… đứa nào cũng thích”) giới thiệu nhân vật chính trong câu chuyện là ai ? Tác giả đã giới thiệu theo cách nào ?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b*) Những nét gợi tả về đồ dùng để nướng bánh và cách nướng bánh của bà cụ gợi cho em biết điều gì về bà bán bánh đa nướng ?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

c) Những hoạt động (lời nói) nào cho thấy bà bán bánh đa nướng là người có tính tình vui vẻ, sởi lởi và có ý thức tiết kiệm ?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Ghi lại vắn tắt đặc điểm riêng của từng bạn Hà được miêu tả qua bài thơ :

NĂM BẠN HÀ

 

Em có năm bạn Hà

Tất cả đều học chung một lớp

Bạn Thu Hà bé nhất

Hay pha trò

Đóng làm thằng chuột, đóng chú gà

Làm ai cũng cười như nắc nẻ…

 

Bạn Thanh Hà rất khoẻ,

Ôm chiếc cặp tuột khuy

Cái trán dô mà chẳng bướng tí gì

Thường phát biểu và nói to trong lớp.

 

Bạn Minh Hà ở gần nhà em nhất

Thích nhảy dây đôi

Nói nho nhỏ và hay cười

Khuôn mặt thật dễ yêu, dễ nhớ !

 

Bạn Phạm Hà hay mặc áo đỏ

Tóc xõa vai

Vẽ động vật rất tài

Tính hay ngượng nghịu.

 

Bạn thứ năm, chân dài như cẳng sếu

Được mệnh danh là “Kều”

Cao lêu đêu

Tên Diệu Hà, gọi trệch ra “Hà Điệu”.

 

Năm bạn Hà,

Tất cả đều học chung một lớp

Mỗi bạn mỗi cách

Nhưng đều học giỏi, đều ngoan.

Cô giáo thường khen :

” Thật xứng là thiếu nhi của thủ đô Hà Nội!”

 

Nguyễn Xuân Hoà

 

 

(1) Thu Hà :        

…………………………………………………………………………………………………………………….

(2) Thanh Hà :                        

…………………………………………………………………………………………………………………….

(3) Minh Hà :

…………………………………………………………………………………………………………………….

(4) Phạm Hà :

…………………………………………………………………………………………………………………….

(5) Diệu Hà :

…………………………………………………………………………………………………………………….

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận