Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 33

Đang tải...

Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 33

 

CHÍNH TẢ : Luyện tập viết hoa

1. Chép lại các cụm từ chỉ tên các cơ quan, tổ chức có trong các câu sau và dùng dấu gạch chéo (/) để ngăn cách các bộ phận trong mỗi tên riêng đó :

          Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

          M : Báo / Nhân dân ; Đảng / Cộng sản / Việt Nam

          Báo Phụ nữ Thủ đô là cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội.

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Báo Công an Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an.

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Bố em được tặng bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Nhà em ở gần Trường Trung học cơ sở Kim Liên.

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Cuốn sách này do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản.

          ……………………………………………………………………………………………………………

2. Viết lại theo đúng quy định viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau :

          ủy ban nhân dân thành phố hà nội

          ……………………………………………………………………………………………………………

          bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

          ……………………………………………………………………………………………………………

          trường tiểu học nguyễn du

          ……………………………………………………………………………………………………………

          hội người mù việt nam

          ……………………………………………………………………………………………………………

          quỹ nhi đồng liên hợp quốc

          ……………………………………………………………………………………………………………

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1) : Mở rộng vốn từ

Trẻ em

1. Viết tiếp những từ chỉ trẻ em theo từng sắc thái biểu cảm :

a) Có sắc thái trang trọng : thiếu nhi, ………………………………….

b) Có sắc thái bình thường : trẻ em, ……………………………………

c) Có sắc thái coi thường : trẻ ranh, …………………………………….

Viết 2 – 3 thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về trẻ em :

          M : Trẻ lên ba cả nhà tập nói.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Viết đoạn văn ngắn nói về một kỉ niệm tuổi thơ của em.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

TẬP LÀM VĂN (1) : Ôn tập về tả người

1. Gạch dưới các từ ngữ tả ngoại hình của cô giáo (vóc người, mái tóc, màu da, ăn mặc, dáng đi, khuôn mặt, đôi mắt, cái miệng), sau đó ghi lại các từ láy vào chỗ trống:

          Cô có vóc người mảnh mai, nhỏ nhắn. Không biết cô bao nhiêu tuổi nhưng em đoán cô cùng độ tuổi má em. Mái tóc cô dài, buông xoã sau lưng. Màu da cô ngăm ngăm, khoẻ mạnh. Mỗi ngày đến trường, cô thường ăn mặc giản dị với màu áo trắng, quần đen. Dáng cô đi nhẹ nhàng, mềm mại. Khuôn mặt cô trông lúc nào cũng tươi tắn, rất dễ mến. Đôi mắt to, đen láy và cái miệng nhỏ nhưng hay cười. Giọng nói lúc cô giảng bài nghe ấm áp, thu hút học sinh.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Gạch dưới các từ ngữ tả ngoại hình và hoạt động của em bé, sau đó ghi nhận xét vào chỗ trống ở dưới.

          Trông cháu thật là xinh. Tóc tơ đen nhánh, khuôn mặt tròn và hồng hào. Đôi mắt đen láy. Cái mũi xinh và cái miệng nho nhỏ có đôi môi đỏ chót. Mỗi khi cười, cháu lại phô ra sáu chiếc răng trắng nõn trông thật ngộ. Đôi chân bụ bẫm đang lon xon tập đi nhanh. Có lúc, vội lao về phía trước, cháu bước loạng choạng, hai tay chới với. Khi mẹ đưa tay ra đón, cháu sà vào lòng mẹ, cười khanh khách. Thanh Trà lúc nào cũng vui và bi bô luôn miệng nhưng chỉ mới bập bẹ được mấy tiếng “ông, bà, bố, mẹ, măm…”. Cháu thường làm theo lời người lớn dạy. Ai bảo cháu chào, cháu chìa bàn tay đưa lên ngang tai. Bảo cháu hoan hô, cháu vỗ tay đen đét. Bảo cháu vẫy vẫy thì cháu giơ cánh tay, dùng bàn tay nhỏ xíu vẫy theo. Khi muốn đi chơi, cháu chỉ vào chiếc mũ của cháu treo trên tường và hét “i…i…i…”. Được bế đi chơi, cháu thích lắm, nhảy cẫng lên sung sướng, mắt sáng lên và vỗ tay rối rít.

          Nhận xét

a) Trong số các từ ngữ tả ngoại hình và hoạt động của em bé, có một số từ ghép, tù láy gợi tả khá sinh động, đó là các từ :

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Các đặc điểm về ngoại hình và hoạt động của em bé cho thấy tính tình của em

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

         

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2) : Ôn tập về dấu câu

(Dấu ngoặc kép)

1. Dấu ngoặc kép trong mỗi trường hợp dưới đây được dùng để làm gì ?

a)

Đưa con đến lớp mỗi ngày

Như con mẹ cũng “thưa thầy”, “chào cô”

Chiều qua bố đón, tình cờ

Con nghe bố cũng “chào cô”, “thưa thầy”…

Cao Xuân Sơn

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b*) Khi mình nói sống (1) ở Việt Nam nghĩa là “sống” (2) ở Việt Nam thật. Có nhiều người nước ngoài sống (3) ở Việt Nam nhưng không bao giờ “sống” (4) ở Việt Nam đâu.

Giâu Giu-lơ, Tớ là Dâu

2. Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ cần thiết trong câu chuyện sau để đánh dấu lời nói trực tiếp :

CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI

          Có rất nhiều người đến dự một đám cưới, ông đầu bếp bảo bồi của mình : Ra xem có bao nhiêu người ở đám cưới.

          Người này đi ra, đặt khúc gỗ ở cửa ra vào. Người nào đi cũng vấp vào khúc gỗ, chửi rủa rồi tiếp tục đi. Có một bà già đi đến và bị vấp. Bà cụ vần khúc gỗ khỏi lối đi.

          Người bồi trở lại chỗ ông chủ, ông ta hỏi : Có bao nhiêu người ? Chỉ có một người, một bà già thôi. Sao có thể thế được ? Người bồi phân bua : Cháu để một khúc gỗ ở cửa, ai đi qua cũng bị vấp nhưng không ai chịu vứt nó đi. Chẳng khác gì một bầy cừu. Chỉ có một bà già đã làm việc đó. Như vậy, chỉ có bà cụ mới thật là người.

Theo Truyện ngụ ngôn thế giới

3*. Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ cần thiết trong đoạn thơ sau để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

a)

Có bạn tắc kè hoa

Xây lầu trên cây đa

Rét chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

Theo Phạm Đình Ân

b) Một thế kỉ văn minh, khai hoá của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.

Hồ Chí Minh

 

TẬP LÀM VĂN (2) : Tả người

(Chuẩn bị kiểm tra)

Viết đoạn văn (từ 5 đến 10 câu) miêu tả vài nét nổi bật của một người đang hoạt động (VD : cô giáo / thầy giáo đang dạy học, người bạn đang kể chuyện, ca sĩ đang hát, bác sĩ đang khám bệnh, người thợ đang làm nghề thủ công, …).

          Gợi ý:

Người em tả đang làm việc gì ? Cách làm việc của người đó có những nét gì nổi bật (về hình dáng, cử chỉ, động tác, thái độ,…) ? Kết quả công việc người đó đã làm như thế nào ? (Có thể kết hợp nêu cảm nghĩ của em khi chứng kiến người đang làm việc hoặc nhìn thấy kết quả công việc của người đó).

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận