Bài tập rèn luyện kỹ năng – Câu hỏi và bài tập Lịch sử 6

Đang tải...

BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

  1. Hãy chọn câu trả lời đúng

Câu 1. Lịch sử là gì?

  1. Là những gì xảy ra trong quá khứ.
  2. Là những gì xảy ra trong hiện tại.
  3. Là những gì sẽ đến trong tương lai.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 2. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

  1. Tư liệu truyền miệng.
  2. Tư liệu hiện vật.
  3. Tư liệu chữ viết.
  4. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 3. Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

  1. Đông Phi.
  2. Trên bán đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
  3. Gần Bắc Kinh (Trung Quốc).
  4. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 4. Đời sống của Người tinh khôn tiến bộ hơn so với Người nguyên thuỷ vì họ đã biết:

  1. Chăn nuôi, trồng trọt.
  2. Làm đồ gốm, làm đồ trang sức.
  3. Sống thành thị tộc, có người đứng đầu.
  4. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 5. Nêu tên các quốc gia cổ đại phương Đông.

  1. Ai Cập, Rô-ma, Ấn Độ, Trung Quốc.
  2. Trung Quốc, An Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập.
  3. Hi Lạp, Rô-ma, Ấn Độ, Lưỡng Hà.
  4. Hi Lạp, Rô-ma, Ân Độ, Ai Cập.

Câu 6. Đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở phương Đông là gì?

  1. Hình thành trên bán đảo.
  2. Hình thành trên các châu thổ các con sông lớn.
  3. Lấy nông nghiệp làm cơ sở kinh tế chủ yếu.
  4. Câu B, C đúng.

Câu 7. Những công trình kiến trúc của phương Đông cổ đại là gì?

  1. Kim tự tháp.
  2. Ngọn hải đăng A-lếch-xăng-đri.
  3. Vườn treo Ba-bi-lon.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 8. Xã hội cổ đại phương Đông có mấy tầng lớp?

  1. Ba tầng lớp.
  2. Bốn tầng lớp.
  3. Hai tầng lớp.
  4. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 9. Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước gì?

  1. Dân chủ chủ nô.
  2. Cộng hoà.
  3. Quân chủ chuyên chế.
  4. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 10. Những công trình kiến trúc của phương Tây cổ đại là gì?

  1. Tượng thần Dớt.
  2. Đền Ác-tê-mít.
  3. Đấu trường Cô-li-dê.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 11. Các quốc gia cố đạỉ phương Tây có đặc điểm gì?

  1. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
  2. Hình thành trên các bán đảo.
  3. Ngành thủ công và thương nghiệp phát triển.
  4. Câu B, C đúng.

Câu 12. Thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ?

  1. Xã hội dựa trên sự bóc lột lao động của nô lệ.
  2. Xã hội có hai giai cấp: chủ nô và nô lệ.
  3. Xã hội có ba tầng lớp: nông dân công xã, quý tộc và nô lệ.
  4. Câu A, B đúng.

Câu 13. Thành Ba-bi-lon ở dâu?       

  1. Ai Cập.
  2. Lưỡng Hà.
  3. Hi Lạp.
  4. Ấn Độ.

Câu 14. Đền Pác-tê-nông ở đâu?

  1. Ai Cập.
  2. La Mã.
  3. Hi Lạp.
  4. Lưỡng Hà.

Câu 15. Thăn phận của người nô lệ dưới chế độ chiếm hữu nô lệ là gì?

  1. Phụ thuộc vào chủ.
  2. Phụ thuộc một phần vào chủ.
  3. Không phụ thuộc vào chủ.
  4. Phụ thuộc hoàn toàn vào chủ.

Câu 16. Các quốc gia cổ đại phương Tây hao gồm những nước nào?

  1. Hi Lạp, Trung Quốc.
  2. Rô-ma, Lưỡng Hà.
  3. Hi Lạp, Rô-ma.
  4. Ai Cập, Hi Lạp.

Câu 17. Người tốỉ cổ xuất hiện cách chúng ta bao nhiêu năm?

  1.  Khoảng 3-4 triệu năm.
  2. khoảng 40 – 30 vạn năm.
  3. Khoảng 3-2 vạn năm
  4. Khoảng 4.000 năm.

Câu 18. Người tối cổ có đặc điểm:

  1. Chỉ khác vượn chút ít.
  2. Trán nhô ra phía trước, cầm nắm bằng hai chi trước.
  3. Có thể đứng bằng hai chân.
  4. Cả ba câu đều đúng.

Câu 19. Người tinh khôn sống cách đây khoảng bao nhiêu năm?

  1. Khoảng 2 vạn năm.
  2. Khoảng 4 vạn năm.
  3. Khoảng vạn năm
  4. 12.000 – 4.000 năm.

Câu 20. Công cụ chủ yếu của Người tinh khôn trong giai đoạn đầu là gì?

  1. Chiếc rìu bằng đá, hòn cuội.
  2. Ghè đẽo còn thô sơ.
  3. Có hình thù rõ ràng
  4. Cả ba câu đều đúng.

Câu 21. Người tinh khôn chế tạo công cụ lao động từ đá bằng cách nào?               

  1. Mài
  2. Ghè đẽo.
  3. Cưa
  4. A, B, C đều đúng.

Câu 22. Tổ tiên ta thời Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã có phát minh quan trọng nào?

  1. Làm đồ gốm.
  2. Thuật luyện
  3. Nghề trồng lúa nước
  4. B và c đúng.

Câu 23. Những địa điểm tìm thấy dấu vết sinh sống của Người tối cổ:

  1. Lạng Sơn.
  2. Thanh Hoá.
  3. Ninh Bình
  4. A và B đều đúng.

Câu 24. Ý nghĩa của việc phát minh trồng trọt, chăn nuôi nguyên thuỷ là:

  1. Biết phụ thuộc vào tự nhiên.
  2. Có thể ở lại lâu dài ở một nơi nào đó.
  3. Giảm bớt cảnh sống nay đây mai đó.
  4. Tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết.

Câu 25. Bằng chứng chứng tỏ người Phùng NguyênHoa Lộc đã biết luyện kim?

  1. Những cục xỉ đồng, dùi đồng,…
  2. Những lớp vỏ sò dày.
  3. Dấu vết thóc gạo cháy
  4. Tất cả đều đúng.

Cảu 26. Hình thức phân công lao động đầu tiên thể hiện ở:

  1. Thủ công tách khỏi nông nghiệp,
  2. Đồ gốm và nghề dệt vải.
  3. Lao động nam nữ khác nhau
  4. A và C đúng.

Câu 27. Kinh đô của nước Văn Lang đặt ở đâu?

  1. Cổ Loa.
  2. Mê Linh.
  3. Bạch Hạc
  4. Đông Anh.

Câu 28. Đứng đầu các bộ ở Nhà nước Văn Lang là ai?

  1. Lạc tướng.
  2. Lạc hầu.
  3. Bồ chính
  4. Cả ba ý trên đúng.

Câu 29. Nhà nước Văn Lang chưa cố luật pháp và quân đội. Đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 30. Nghề chính của cư dân Văn Lang là gì?

  1. Săn bắt thú rừng.                            
  2. Trồng lúa nước.
  3. Đúc đồng
  4. Làm đồ gốm.

Câu 31. Xã hội thời Văn Lang chia thành những tầng lớp nào?

  1. Những người quyền quý, dân tự do, nô tì.
  2. Chủ nô, nô lệ.
  3. Phong kiến, nông dân công xã.
  4. Quý tộc, nông nô.

Câu 32. Thành cổ Loa được xây dựng theo hình gì?

  1. Hình tròn.
  2. Hình xoáy trôn ốc.
  3. Hình chữ nhật
  4. Hình vuông.

Câu 33. Kỉnh đô của nước Ầu Lạc đặt ở đâu?

  1. Cổ Loa.
  2. Mê Linh.
  3. Bạch Hạc
  4. Cửa sông Tô Lịch.

Câu 34. Nước Ầu Lạc ra đời trên cơ sở nào?

  1. Do nhu cầu trị thuỷ và làm thuỷ lợi.
  2. Do nhu cầu chống giặc ngoại xâm.
  3. Do nhu cầu phát triển của xã hội.
  4. A và B đúng.

Câu 35. Vũ khí dặc biệt lợi hại nhất của người Âu Lạc là gì?

  1. Dao găm.
  2. Nỏ.
  3. Giáo mác.
  4. Rìu.

Câu 36. Vì sao cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của An Dương Vương thất bại?

  1. An Dương Vương do không đề phòng, mất hết tướng giỏi.
  2. Nội bộ Nhà nước Âu Lạc bị chia rẽ.
  3. An Dương Vương bị mất ưu thế về vũ khí.
  4. A, B, C đều đúng.

Câu 37. Nhân dân ta đã phải cống nộp cho nhà Hán những sản vật quý hiếm gì?

  1. Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi,…
  2. Tôm, cá.
  3. Trâu, bò
  4. Quả vải.

Câu 38. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta nhằm mục đích sâu xa nào?

  1. Chiếm đất của dân ta.
  2. Bắt dân ta hầu hạ, phục dịch cho người Hán.
  3. Đồng hoá dân tộc ta.
  4. Vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Câu 39. Nguyên nhân cơ bản nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì ?

  1. Trả thù cho chồng là Thi Sách bị giết hại.
  2. Khởi phục sự nghiệp của của các vua Hùng.
  3. Đánh đuổi quân xâm lược Hán giành lại độc lập.
  4. Cả ba lí do trên đều đúng.

Câu 40. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?

  1. Ba Vì (Hà Nội).
  2. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
  3. Hát môn (Hà Nội)
  4. Đan Phượng (Hà Nội).

Câu 41. Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi nhanh chóng?

  1. Được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
  2. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân,
  3. Tài chỉ huy của Hai Bà Trưng.
  4. Cả ba đều đúng.

Câu 42. Sau khi giành lại được độc lập, Trưng Vương đã làm được gì cho dân ?

  1. Xá thuế hai năm liền cho dân.
  2. Bãi bỏ luật pháp hà khắc của nhà Hán.
  3. Bãi bỏ thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ.
  4. Câu trên đúng.

Câu 43. Mã Viện chỉ huy một lực lượng bao nhiêu quăn tấn công nước ta vào tháng 4 năm 42?

  1. Mười vạn quân, hai nghìn xe, thuyền các loại.
  2. Hai vạn quân, hai nghìn xe, thuyền các loại,
  3. Ba vạn quân, hai nghìn xe, thuyền các loại.
  4. Bốn vạn quân, hai nghìn xe, thuyền các loại.

Câu 44. Sau khi Trưng Vương thất bại, nhà Hán đã làm gì để tăng cường bộ máy thống trị của chúng ở nước ta?

  1. Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc.
  2. Đưa người Hán sang sông với dân ta.
  3. Đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh.
  4. Bắt dân ta cống nộp cả những thợ thủ công giỏi.

Câu 45. Vì sao nhà Hán nắm độc quyền về sắt?

  1. Sắt là loại nguyên liệu quý hiếm.
  2. Bắt dân ta khai thác để đem về Trung Quốc.
  3. Hạn chế phát triển sản xuất và sử dụng sắt làm vũ khí chông lại chúng của nhân dân ta.
  4. A và C đúng.

Câu 46. Những chi tiết nào chứng tỏ, mặc dù bị chính quyền đô hộ kìm hãm nhưng sản xuất nông nghiệp của nhân dân Giao Châu vẫn phát trỉển?

  1. Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
  2. Trồng hai vụ lúa trong một năm.
  3. Trồng đủ loại cây và quan tâm đến kĩ thuật trồng trọt.
  4. Cả ba ý trên đúng.

Câu 47. Kĩ thuật trồng cam rất đặc hiệt của người Giao Châu lúc bấy giờ là gì?

  1. Kĩ thuật ghép cây.
  2. Trồng cam trên đất đồi.
  3. Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
  4. Chông sâu bọ đục.

Câu 48. Chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán ở nước ỉa nhằm mục đích thâm độc gì?

  1. Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán.
  2. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục, tập quán của người Hán.
  3. Bắt dân ta học, nói chữ Hán quên đi tiếng mẹ đẻ của mình.
  4. A, B, C đều đúng.

Câu 49. Mặc dù chính quyền đô hộ ăm mưu đồng hoá dãn tộc ta song nhân dân ta:

  1. vẫn sử dụng tiếng nói riêng của tổ tiên mình.
  2. vẫn sinh hoạt và giữ những phong tục cổ truyền dân tộc.
  3. Tiếp thu những cái hay cái đẹp của văn hoá Hán lầm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc.
  4. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 50. Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ vào năm nào? đâu?

  1. Nổ ra năm 40, tại Hát Môn (Hà Nội).
  2. Nổ ra năm 248, tại Hát Môn (Hà Nội).
  3. Nổ ra năm 248, tại Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hoá).
  4. Nổ ra năm 542, tại Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hoá).

Câu 51. Hai câu thơ sau đây nói về ai?

“Hoàng qua đường hổ dị

Đối diện Bà Vương Nan”

(Múa ngang ngọn giáo dễ chống hổ

Đối mặt vua Bà thì thực khó)

  1. Hai Bà Trưng.
  2. Bà Lê Chân.
  3. Bà Triệu
  4. Bà Thánh Thiên.

Câu 52. Vì sao nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?

  1. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương.
  2. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân.
  3. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo.
  4. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 53. Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân?

  1. Mong muôn sự trường tồn của dân tộc.
  2. Mong muôn đất nước mãi có những mùa xuân đẹp, hoà bình, nhân dân yên vui.
  3. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc.
  4. Cả 3 ý trên đúng.

Câu 54. Kỉnh đô của nước Vạn Xuân đặt ở đâu?

  1. Cổ Loa (Hà Nội).
  2. Mê Linh (Vĩnh Phúc).
  3. Bạch Hạc – Phú Thọ
  4. Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)

Câu 55. Nhà Lương tổ chức cuộc tấn công quân của Lý Bí lẩn thứ hai vào thời gian nào?

a. Tháng 4 năm 542.

b. Đầu năm 543.

c. Giữa năm 543

d. Cuối năm 543.

Câu 56. Dạ Trạch Vương là tên nhân dân gọi ai?

  1. Lý Nam Đế.
  2. Lý Phật Tử.
  3. Lý Thiên Bảo
  4. Triệu Quang Phục.

Câu 57. Chớp thời cơ nào Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược?

  1. Nhà Lương suy yếu.
  2. Nhà Lương có loạn, tướng giặc Trần Bá Tiên bỏ về nước,
  3. Tình thế giằng co kéo dài, kẻ thù suy yếu.
  4. Nhà Lương sụp đổ.

Câu 58. Triệu Quang Phục đã sử dụng cách đánh gì để kháng chiến chống quân Lương?

  1. Ban ngày ẩn nấp, ban đêm đánh úp trại giặc.
  2. Sử dụng lôi đánh du kích.
  3. Xây dựng căn cứ theo lối phòng thủ.
  4. Phản công địch bất kể ngày đêm.

Câu 59. Chính sách cai trị, bóc lột của nhà Đường cỏ gì khác trước?

  1. Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị.
  2. Sửa đường giao thông thuỷ, bộ, xây thành, đắp luỹ tăng thêm sô” quân đồn trú.
  3. Đặt nhiều thứ thuế, bắt dân ta cống nộp nhiều sản vật quý hiếm, kể cả quả vải.
  4. Cả 3 ý trên đúng.

Câu 60. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX chống ách đô hộ nhà Đường là:

  1. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu.
  2. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Bà Triệu.
  3. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng.
  4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

Câu 61. Vua Đen” là biệt hiệu nhân dân thường gọi ai?

  1. Mai Thúc Loan.
  2. Phùng Hưng.
  3. Triệu Quang Phục
  4. Lý Bí

Câu 62: “Nhớ khi nội thuộc Đường triều

Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai

Sân quả vải vì ai vạch lả

Ngựa hồng trần kể đã héo hon…”.

Bài hát Chăm kể tội bọn vua quan nhà Đường trong cuộc khởi nghĩa nào?

  1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  2. Khởi nghĩa Bà Triệu.
  3. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
  4. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 63. Kinh đô của nước Cham-pa ở đâu?

  1. Sa Huỳnh – Quảng Ngãi.
  2. Trà Kiệu – Quảng Nam.
  3. Hội An – Quảng Nam
  4. Thượng Lâm – Quảng Nam.

Câu 64. Người Chăm theo đạo gì?

  1. Đạo Nho – Đạo Phật
  2. Đạo Phật – Đạo Thiên Chúa
  3.  Đạo Bà La Môn – Đạo Phật.
  4. Đạo Nho – Đạo Bà La Môn.

Câu 65. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

  1. Tiết độ sứ Độc Cô Tổn tàn bạo, thi hành chính sách bóc lột nặng nề.
  2. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc nể    ra —> nhà Đường suy yếu.
  3. Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ.
  4. A, B, c đều đúng.

Câu 66. Nghệ thuật đặc sắc nhất của người Chăm là gì?

  1. Kiến trúc đền, tháp.
  2. Các bức chạm nổi.
  3. Nghệ thuật múa
  4. Kiến trúc chùa chiền.

Câu 67. Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

  1. Đất nước đã giành được quyền tự chủ.
  2. Đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường,
  3. Nhà Đường buộc phải chấp nhận Khúc Thừa Dụ.
  4. A, B, C đều dúng.

Câu 68. Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?

  1. Củng cố thế lực của họ Khúc.
  2. Xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối phù hợp.
  3. Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”.
  4. Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại múc thuế.

Câu 69. Sau khi Khúc Thừa Mĩ bị bắt, ai đã tiếp tục sự nghiệp gii phóng dân tộc?

  1. Dương Đình Nghệ.
  2. Kiều Công Tiễn.
  3. Ngô Quyền
  4. Kiều Công Hãn.

Câu 70. Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuông khoan dung, giản dị, nhăn dân đều được yên vui” là của ai ?

  1. Khúc Thừa Dụ
  2. Khúc Hạo
  3.  Khúc Thừa Mỹ.
  4. Dương Đình Nghệ.

Câu 71. Trước hành động của Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền đã có kế sách gì?

  1. Chuẩn bị tổ chức kháng chiến.
  2. Chủ động đón đánh địch.
  3. Trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm.
  4. Huy động nhân dân chặt gỗ, bịt sắt, chôn xuống dòng sông Bạch Đằng.

Câu 72. Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?

  1. Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
  2. Mở ra một thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
  3. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, tạo niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
  4. Cả 3 ý trên đúng.

Câu 73. Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?

  1. Chỉ huy quân và dân đánh tan âm mưu xâm lược của Nam Hán, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước.
  2. Đánh tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của phong kiến phương Bắc.
  3. Làm nhụt ý chí của quấn xâm lược.
  4. Khẳng định chủ quyền của dân tộc.

Câu 74. Hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những bài học gì?

  1. Lòng yêu nước.
  2. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước,
  3. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
  4. Cả ba câu đều đúng

Tải về file word >> tại đây

Đáp án >> tại đây

Xem thêm 

Bài tập rèn luyện kỹ năng tự luận – Câu hỏi và bài tập Lịch sử 6 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận