Bài tập phần hình tam giác. Diện tích hình tam giác – Toán lớp 5

Đang tải...

Câu hỏi và bài tập:

Câu 185:

Nối mỗi hình tam giác với câu mô tả hình dạng của nó :

Xem thêm : Bài tập phần phép chia – Toán lớp 5

Câu 186:

Nêu tên cạnh đáy và đường cao tướng ứng trong mỗi hình tam giác sau:

Câu 187:

Xác định đường cao tương ứng với đáy BC cho trước rồi viết theo mẫu:

Câu 188:

So sánh diện tích của :

a) Hình chữ nhật ABCD và hình tam giác MDC

b) Hình chữ nhật  IKCD và hình tam giác MDC

Câu 189:

Tính diện tích hình tam giác có:

a) Độ dài đáy là 32cm và chiều cao là 22cm;

b)  Độ dài đáy là 2,5 cm và chiều cao là 1,2cm;

Câu 190:

Tính diện tích hình tam giác có:

a) Độ dài đáy là 45cm và chiều cao là 2,4dm;

b)  Độ dài đáy là 1,5 m và chiều cao là 10,2dm;

Câu 191:

Tính diện tích hình tam giác có:

a) Độ dài đáy là 3/4m và chiều cao là 1/2m;

b)  Độ dài đáy là 4/5 m và chiều cao là 3,5 dm;

Câu 192:

Tính  diện tích hình tam giác vuông có độ dài 2 cạnh góc vuông lần lượt là:

a) 35cm và 15 cm.

b) 3,5 m và 15 dm.

Câu 193:

Tính  diện tích hình tam giác MDC . Biết hình chữ nhật ABCD có AB = 25 cm, BC = 16cm.

Câu 194:

Tính  diện tích hình tam giác MDN . Biết hình vuông ABCD có cạnh 20cm và AM = MB , BN = NC.

Câu 195:

Tính độ dài cạnh đáy của hình tam giác có chiều cao là 2/5m và diện tích là 1200 cm2

Câu 196: 

Tính diện tích hình tứ giác MBND . Biết hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC = 36 cm; chiều rộng AD = 20 cm và AM = 1/3 MB , BN = NC.

Câu 197:

Tính diện tích hình bình hành ABCD. Biết diện tích hình tam giác ADC là 100 cm2.

Câu 198:

Tính chiều cao AH của hình tam giác vuông ABC. Biết : AB = 30 cm ;  AC = 40 cm  ;   BC = 50 cm.

 Đáp án: 

 

Câu 185:

Câu 186:

H1.

  •  AH là đường cao tương ứng với đáy BC.
  • BK là đường cao tương ứng với đáy AC
  • CI là đường cao tương ứng với đáy AB

H2.

  • EH là đường cao tương ứng với đáy DG
  • DE là đường cao tương ứng với đáy EG
  • EG là đường cao tương ứng với đáy DE

H3.

  • PK là đường cao tương ứng với đáy MN
  • MI là đường cao tương ứng với đáy PN
  • NH là đường cao tương ứng với đáy MP

Câu 187:

Câu 188:

Diện tích hình chữ nhật ABCD gồm:

8 x 4 = 32 ( ô vuông )

Diện tích hình tam giác MDC gồm 12 ô vuông và 8 nửa ô vuông, tức là gồm:

12 + 4 = 16 ( ô vuông)

Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp diện tích hình tam giác MDC số lần là:

32 : 16 = 2 ( lần )

b) Diện tích hình chữ nhật IKCD gồm:

8 x 2 = 16 ( ô vuông )

Diện tích hình chữ nhật IKCD bằng diện tích hình tam giác MDC .

Câu 189:

Đáp số: a) S = 352 cm2         b) S = 1,5 m2

Câu 190 :

Đáp số:

a) S = 540 cm2

b) S = 0,765 m2

Câu 191:

Đáp số:

a) S = 3/16 m2

b) 14 dm2

Câu 192 :

Đáp số:

a) 262,5 cm2

b) 262,5 dm2

Câu 193 :

Hình tam giác MDC có chiều cao MH bằng chiều rộng của hình chữ nhật ABCD, đáy DC bằng

chiều dài của hình chữ nhật ABCD, do đó diện tích hình tam giác MDC là :

25 x 16 : 2 = 200 ( cm2)

Câu 194 :

Muốn tính diện tích hình tam giác MDN ta lấy diện tích hình vuông ABCD trừ đi tổng diện

tích của ba hình tam giác vuông DAM, MBN và NCD

Ta có:

AM = MB = BN = NC = 20 : 2 = 10 (cm)

Diện tích hình tam giác DAM là:

20 x 10 : 2 = 100 ( cm2 )

Diện tích hình tam giác MBN là:

10 x 10 : 2 = 50 (cm2)

Diện tích hình tam giác NCD là:

10 x 10 : 2 = 100 (cm2)

Diện tích hình vuông ABCD là:

20x 20 = 400 (cm2)

Vậy diện tích tam giác MDN là :

400 – ( 100 + 50 +1 00) = 150 (cm2)

Câu 195 :

đáp số: 60 cm

Câu 196: ĐS:  450 cm2

Câu 197:  Đs : 200 cm2
Câu 198: Đs : 24 cm

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận