Bài tập Ngữ văn 6: Sự tích Hồ Gươm. Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Đang tải...

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Vì sao hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm ?

A – Trong hồ có một lưỡi gươm báu

B – Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm báu tại hồ

C – Lê Lợi nhận được chuôi gươm nạm ngọc tại hồ

D – Lê Lợi trả gươm lại cho Rùa Vàng tại hồ

2. Truyện Sự tích Hồ Gươm có các chi tiết: quân Minh sang xâm lược nước ta (I); Lê Lợi khởi nghĩa Ở Lam Sơn (II) ; Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm báu (III) ; Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc (IV) ; trong tay Lê Lợi, thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía (V) ; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm (VI); Lê Lợi trả gươm Ở hồ Tả Vọng (VII) ; hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm (VIII). Hãy đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi:

a) Trong các chi tiết trên, chi tiết nào có tính chất kì ảo ? Vì sao ?

b) Trong các chi tiết trên, chi tiết nào có tính chất hiện thực ? Vì sao ?

c) Nếu lược bỏ các chi tiết kì ảo trên, câu chuyện sẽ như thế nào ?

3. Vì sao trong truyện Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi lại nhận được lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau ?

4. Dòng nào thể hiện rõ nhất ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm ?

A – Ca ngợi tính chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn

B – Thể hiện khát vọng hoà bình

C – Giải thích tên gọi Hồ Gươm

D – cả ba ý nghĩa trên

5. Phương thức biểu đạt chính của truyện Sự tích Hồ Gươm là phương thức nào ?

A. Miêu tả                                   C – Biểu cảm

B. Tự sự                                       D – Miêu tả và tự sự

6. Chọn phương thức biểu đạt trên cho truyện Sự tích Hồ Gươm vì sao ?

A – Truyện trình bày diễn biến sự việc Lê Lợi mượn và trả thanh gươm báu

B – Truyện tái hiện trạng thái con người, cảnh mượn và trả thanh gươm báu

C – Truyện bày tỏ tình cảm tác giả trước sự việc Lê Lợi mượn và trả thanh gươm báu 

D – Truyện đánh giá, bản luận sự việc Lê Lợi mượn và trả thanh gươm báu

7. Nhận định nào không đúng về khái niệm chủ đề của bài văn tự sự ?

A – Chủ đề là vấn đề mà người kể thể hiện trong câu chuyện, còn gọi là ý chính

B – Chủ đề là điều mà câu chuyện tập trung đề cao, ngợi ca, khẳng định

C – Chủ đề là yếu tố liên kết các phần của bài văn tự sự lại với nhau, thấm nhuần trong các sự việc, trong mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn của truyện

D – Chủ đề có thể không được làm nổi bật qua các sự việc được kể

E – Chủ đề có lúc thể hiện ở câu then chốt trong phần Mở bài hoặc Kết bài nhưng có lúc lại nằm ở các chi tiết trong phần Thân bài

8. Các bạn trong lớp bàn nhau về chủ đề của truyện Sự tích Hồ Gươm :

– Bạn An cho rằng chủ đề của truyền thuyết này là ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Bạn Bảo định truyện ca ngợi tình yêu hòa bình của dân tộc ta.

– Ngọc Minh lại khẳng định truyện nhằm giải thích tên gọi của Hồ Gươm.

Ý kiến của em như thế nào ? Hay lấy các sự việc trong truyện minh hoạ cho ý kiến của mình;

9. Đọc kĩ văn bản về Tuệ Tĩnh (Ngữ văn 6, tập một, trang 44) và trả lời các câu hỏỉ :

a) Chủ đề của văn bản này là gì ? Chủ đề đó được thể hiện như thế nào trong văn bản ?

b) Trong các nhan đề sau, nhan đề nào phù hợp nhất với chủ đề của văn bản ? Vì sao ?

A – Danh y Tuệ Tĩnh                                   C – Tình cảm của Tuệ Tĩnh với người bệnh

B – Y đức của Tuệ Tĩnh                                    D – Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

c) Phần Mở bài của văn bản về Tuệ Tĩnh được viết theo cách nào ?

A – Tả cảnh mà nhân vật sẽ xuất hiện

B – Giới thiệu tên gọi, lai lịch và sự việc liên quan đến nhân vật

C – Kể trực tiếp hành động của nhân vật

D – Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật

10. Dòng nào nêu đúng nhất cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự ?

A – Đọc kĩ đề, xem đề nêu ra những yêu cầu nào, cần thực hiện yêu cầu ấy ra sao

B – Xác định rõ nhân vật, sự việc, diễn biến và kết quả của sự việc mà đề bài yêu cầu

C – Sắp xếp sự việc theo một trật tự để người đọc theo dõi và hiểu được câu chuyện

D – Viết thành văn theo bố cục ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.

11. Cho các từ diễn biến, trình tự, chủ đề, sắp xếp hãy xếp chúng vào các chỗ trống thích hợp để hoàn chỉnh định nghĩa sau :

            Lập dàn ý là /…/ việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được /…/ của câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. Phải xác định được đâu là chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc của câu chuyện và sắp xếp các ý theo một /…/ nào đó nhằm làm nổi bật /…/ của bài văn.

12. Có thể dùng chi tiết “Thắng giặc, Thánh Gióng lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.” làm phần kết cho truyện Thánh Gióng được không ? Vì sao ?

13. Dưới đây là các cách mở bài khi kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm, em hãy đọc kĩ và trả lời câu hỏi.

– Giới thiệu lai lịch người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

– Giới thiệu Hồ Gươm và việc Lê Lợi trả lại gươm ở đấy

– Giới thiệu sự xuất hiện kì lạ của thanh gươm báu

– Giới thiệu việc giặc Minh đô hộ nước ta và sự việc Lê Lợi khởi nghĩa đánh giặc

a) Có thể chấp nhận được tất cả các cách mở bài trên không ? Vì sao ?

b) Hãy viết phần Mở bài theo sự lựa chọn của em.

14. Hãy đọc lại truyện Sự tích Hồ Gươm và ghi lại các sự việc xảy ra trong truyện.

15. Trong các sự việc trên, sự việc nào ứng với phần mở đầu, phần diễn biến, phần kết thúc truyện ?

16. Các sự việc (vừa ghi ở câu 14) có mối quan hệ với nhau như thế nào ?

17. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng thanh gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

18. Hãy thay lời Lê Lợi kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm.

19. Đọc đoạn văn kết thúc truyện Sự tích Hồ Gươm và trả lời câu hỏi.

             Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bây giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !”.

             Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

a) Nếu kể lại sự việc Lê Lợi trả gươm mà lược bớt chi tiết Long quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần có được không ? Vì sao ?

b) Chi tiết vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy và chi tiết Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh có ý nghĩa như thế nào ?

II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

2. a) – Các chi tiết có tính kì ảo : Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm báu (III) ; Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc (IV) ; trong tay Lê Lợi, thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía (V) ; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm (VI) ; Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng Ở hồ Tả Vọng (VII).

– Lí do : Chúng là những chi tiết được tưởng tượng ra, không gắn với sự thật lịch sử.

– Các chi tiết có tính hiện thực : Quân Minh sang xâm lược nước ta (I); Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (II) ; hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm (VIII).

– Lí do : Chúng là những chi tiết gắn với sự thật lịch sử.

c) Nếu lược bỏ các chi tiết kì ảo trên, câu chuyện sẽ kém hấp dẫn.

3. Trong truyện Sự tích Hồ Gươm sự việc Lê Lợi nhận được lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau (chuôi gươm nhận được ở dưới nước, tại quê hương ; lưỡi gươm nhận được ở trên rừng) có ý nghĩa :

– Thể hiện màu sắc huyền thoại của câu chuyện.

– Thể hiện sự nhất trí trong nguyện vọng và quyết tâm đánh giặc cứu nước.

– Thể hiện được sức mạnh của gươm báu là sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

8. – Mỗi bạn mới chỉ nêu được một khía cạnh của chủ đề câu chuyện.

– Chủ đề hoàn chỉnh của truyền thuyết Hồ Gươm tổng hợp ý kiến của cả ba bạn.

9. a) – Chủ đề của văn bản về Tuệ Tĩnh là : Y đức của Tuệ Tĩnh.

– Chủ đề đó được câu chuyện tập trung đề cao, ngợi ca, khẳng định, thấm nhuần trong các sự việc, trong mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn của truyện thể hiện qua các sự việc được kể trong văn bản.

11. Hoàn chỉnh định nghĩa bằng điền từ :

          Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được diễn biến của câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. Phải xác định được đâu là chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc của câu chuyện và sắp xếp các ý theo một trình tự nào đó nhằm làm nổi bật chủ đề của bài văn.

12. Có thể dùng chi tiết “Thắng giặc, Thánh Gióng lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.” làm phần kết cho truyện Thánh Gióng.

13. a) Có thể chấp nhận được tất cả các cách mở bài : Giới thiệu lai lịch người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ; Giới thiệu Hồ Gươm và việc Lê Lợi trả lại gươm ở đây; Giới thiệu sự xuất hiện kì lạ của thanh gươm báu ; Giới thiệu việc giặc Minh đô hộ nước ta và sự việc Lê Lợi khởi nghĩa đánh giặc.

b) Chọn một trong những ý đã cho (Giới thiệu lai lịch người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ; Giới thiệu Hồ Gươm và việc Lê Lợi trả lại gươm ở đấy ; Giới thiệu sự xuất hiện kì lạ của thanh gươm báu ; Giới thiệu việc giặc Minh đô hộ nước ta và sự việc Lê Lợi khởi nghĩa đánh giặc) để viết mở bài.

14. Các sự việc xảy ra trong truyện Sự tích Hồ Gươm : Quân Minh sang xâm lược nước ta (I) ; Lê Lợi khởi nghĩa Ở Lam Sơn (II) ; Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm báu (III) ; Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc (IV) ; trong tay Lê Lợi, thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía (V) ; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm (VI) ; Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng ở hồ Tả Vọng (VII) ; hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm (VIII).

15. – Sự việc ứng với phần mở đầu : Quân Minh sang xâm lược nước ta (I).

– Sự việc ứng với phần kết thúc truyện : Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng ở hồ Tả Vọng (VII); hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm (VIII).

– Các sự việc ứng với phần diễn biến của truyện : Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm báu (III) ; Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc (IV) ; trong tay Lê Lợi thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía (V) ; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm (VI).

16. Ý nghĩa của hình tượng thanh gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

– Hình tượng trung tâm của truyền thuyết về Hồ Gươm chính là thanh gươm.

– Thanh gươm, trước hết là một vũ khí. Đất nước có giặc ngoại xâm, thanh gươm được trao vào tay nghĩa quân ; thanh gươm biểu tượng cho sức mạnh của lẽ phải, của chính nghĩa : điếu dân phạt tội. Nghĩa quân nhận thanh gươm cũng là nhận lấy trách nhiệm nặng nề mà vinh quang do tổ tiên, do đất nước, dân tộc giao phó.

– Thanh gươm trong truyện này còn là biểu tượng của sự đoàn kết, sự đồng tâm nhất trí của cả dân tộc trong sự nghiệp cứu nước, cứu nhà.

19. a) – Khi kể lại sự việc Lê Lợi trả gươm, không thể lược bớt chi tiết Long Quân sai Rùa Vầng lên đòi lại gươm thần.

– Lí do : Chi tiết góp phần trình bày rõ hơn, hấp dẫn hơn diễn biến sự việc trả gươm của Lê Lợi, đề cao thanh thế của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (liên hệ hình tượng Rùa Vàng – thần Kim Quy – trong truyền thuyết khác của người Việt tượng trưng cho khí thiêng dân tộc).

b) Chi tiết Vua thấy lưõi gươm thần đeo bên người động đậy và chi tiết Gươm và rùa đã chìm dưới đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh thể hiện sự nhắc nhở việc trả gươm.

– Gươm đi nhưng ánh sáng vẫn còn lưu lại, những tia sáng dưới mặt nước hồ xanh thể hiện sự lưu giữ, ghi nhớ về truyền thống yêu nước. Đồng thời, đây cũng là lời cảnh báo với những kẻ còn có dã tâm xâm lược nước ta. Gươm trả lại chứ không phải mất đi. Khi có quân thù, hẳn gươm sẽ được trao lại để đánh thắng bất kì lũ giặc ngoại xâm nào.

Phần Trắc nghiệm

Câu

1

5

6

7

9b

9c

10

Lựa chọn

D

D

A

A

D

B

C

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận