Bài tập Ngữ văn 6: Em bé thông minh. Chữa lỗi dùng từ. Luyện nói kể chuyện

Đang tải...

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Truyện Em bé thông minh thuộc loại truyện nào ?

         A – Thần thoại                                             C – Truyện cười

         B – Truyền thuyết                                       D – cổ tích

2. Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào ?

         A – Người dũng cảm                          C – Người quái dị

         B – Người thông minh                        D – Người ngốc nghếch gặp may

3. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua hình thức thử thách nào ?

         A – Chiến đấu với quái vật

         B – Trả lời các câu đố

         C – Lập các kì tích phi thường

4. Trong truyện Em bé thông minh có chi tiết tưởng tượng kì ảo không ?

5. Dòng nào nói đúng nhất mục đích của truyện Em bé thông minh ?

         A – Ca ngợi một em bé thông minh

         B – Đề cao tài trí của nhân dân qua nhân vật em bé

         C – Đả kích bọn vua quan ngốc nghếch để gây cười

         D – Ca ngợi tài dùng người của nhà vua

6. Truyện “Em bé thông minh” được cấu tạo theo lối xâu chuỗi các mẩu chuyện (ở đây là các lần thách đố mà em bé phải vượt qua). Nhận định này đúng hay sai ?

7. Câu : Bao nhiêu ông trạng và áac nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay là chi tiết thuộc chuỗi sự việc của lần thử thách thứ mấy ? 

         A – Thứ nhất                                   C – Thứ ba

         B – Thứ hai                                       D – Thứ tư

8. Em bé đã không giải đố theo cách nào ?

         A – Đẩy thế bí về người ra câu đố

         B – Dựa vào kiến thức sách vở

         C – Đố lại người ra câu đố

         D – Dựa vào kiến thức thực tiễn

         E – Làm cho người ra câu đố cảm thấy cái phi lí của điều họ nói ra

9. Căn cứ vào nội dung truyện, hãy gọi tên cách giải đố của em bé qua mỗi lần thử thách.

10. Em có nhận xét gì về tính chất và mức độ của các lần thách đố trong truyện Em bé thông minh ?                         

11. Dòng nào sau đây không nói đúng vai trò của các câu đố trong truyện ?

         A – Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng

         B – Gây hứng thú cho người đọc, người nghe

         C – Gây cười

         D – Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

12. Truyện Em bé thông minh nhằm đề cao vốn kiến thức nào ?

         A – Kiến thức sách vở

         B – Kiến thức đời sống thực tiễn

         C – Kiến thức học lỏm

13. Điều thú vị trong truyện cổ tích Em bé thông minh là ở chỗ : thử thách em là những câu đố và em giải những câu đố đó lại bằng những câu đố khác không kém phần oái oăm. Nhận định này đúng hay sai ? Vì sao ?

14. Viết một đoạn văn ngắn nói về những suy nghĩ của em sau khi học xong truyện Em bé thông minh.

15. Căn cứ vào bố cục của truyện Em bé thông minh, hãy viết lại các sự việc chính của truyện.

16. Có thể kể lại truyện Em bé thông minh theo trình tự sau không ?

         – Em bé giải câu đố trâu đực chửa.

         – Em bé giải câu đố làm thịt chim sẻ.

         – Em bé giải câu đố của viên quan.

         – Em bé giải câu đố xâu kim.

17. Tìm những từ mượn chỉ triều đình phong kiến trong truyện Em bé thông minh và chỉ rõ những từ đó mượn ở ngôn ngữ nào ?

18. Trong các truyện cổ tích, lời đối thoại thường rất ít. Nhưng vì sao trong truyện cổ tích Em bé thông minh lại có nhiều đối thoại ? Những lời đối thoại có vai trò như thế nào đối với việc kể chuyện ?

19. Hãy kể lại đoạn truyện, từ Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh đến vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh, lỗi lạc bằng cách chuyển những lời đối thoại trực tiếp thành lời đối thoại gián tiếp.

         Sau đó so sánh hai cách kể để thấy rõ vai trò của lời đối thoại khi kể chuyện.

20. Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi.

         – Bài thơ”Lượm” là một kiệt xuất của nhà thơ Tố Hữu.

         – Truyện “Em bé thông minh ” rất tiêu điểm cho loại truyện Trạng đề cao trí tuệ của nhân dân.

         – Ngay từ những giây phút đầu tiên gặp anh thanh niên, ông hoạ sĩ già đã chấn động bởi ông đã gặp được một nhân vật mà ông hằng ao ước.

         – Sự thông minh của một em bé đã khiến em bàng hoàng.

a. Các câu trên giống nhau ở điểm nào ?

         A – Câu đúng một phần                               C – Câu diễn đạt lủng củng

         B – Câu sai về cấu trúc ngữ pháp                D – Câu có lỗi dùng từ sai

b. Hãy chỉ ra lỗi trong các câu văn trên và sửa lại cho đúng.

c. Dòng nào không nói lên nguyên nhân mắc lỗi ở các câu văn trên ?

         A – Vốn từ vựng quá nghèo nàn

         B – Chưa hiểu đúng nghĩa của các từ

         C – Bí quá thì dùng một từ cho xong

         D – Thích dùng từ đó để gây ấn tượng

d. Hãy so sánh sự khác nhau giữa các từ : chấn động – xúc động, kiệt xuất – kiệt tác, tiêu điểm – tiêu biểu.

21. Dòng nào không đúng với yêu cầu kể chuyện một cách chân thật ?

         A – Kể lại những việc đã xảy ra mà em được chứng kiến

         B – Kể đúng việc đã xảy ra nhưng không nhất thiết phải thật đầy đủ

         C – Khi kể, nên thêm những điều tưởng tượng để cho câu chuyện hấp dẫn

         D – Kể lại những việc đã xảy ra với em

21. Dòng nào không đúng với yêu cầu luyện nói kể chuyện ?

         A – Nói rõ ràng, âm lượng vừa phải, truyền cảm

         B – Có tác phong tự tin, tư thế đàng hoàng

         C – Vừa nói vừa nhìn và nhận biết thái độ người nghe

         D – Giữ nét mặt phù hợp với nội dung nói

         E – Nói đi nói lại thật nhiều lần

II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

13.    – Nhận xét đó là đúng.

         – (Giải thích bằng các lần thử thách 1, 2, 3.)

15. Các sự việc chính của truyện Em bé thông minh (căn cứ vào những lần giải đố của em bé).

         – Em bé giải câu đố của viên quan.

         – Em bé giải câu đố trâu đực chửa.

         – Em bé giải câu đố làm thịt chim sẻ.

         – Em bé giải câu đố xâu kim.

16. – Không thể kể theo trình tự đó.

         – Nếu kể theo trình tự đó sẽ không làm rõ được mức độ tăng tiến của các câu đố (lần sau khó khăn hơn lần trước) và cũng không hợp lô-gíc : Viên quan ra câu đố, phát hiện em bé thông minh. Vua ra câu đố để thử thách, xác nhận.

17. Một số từ mượn chỉ triều đình phong kiến trong truyện : hoàng cung, triều thần, đình thần, công quán, sứ thần, dụ chỉ… là những từ mượn tiếng Hán.

18,19. – Cổ tích này có nhiều lời đối thoại bởi sự thông minh của em bé được thể hiện trong đối đáp.

         – Nếu thay lời đối thoại trực tiếp bằng lời kể gián tiếp trong đoạn truyện thì ấn tượng về sự thông minh của em bé sẽ giảm đi nhiều.

20. b) Các từ dùng sai : kiệt xuất (câu 1), tiêu điểm (câu 2), chấn động (câu 3), bàng hoàng (câu 4).

d. Tra Từ điển tiếng Việt để thấy rõ sự khác nhau về nghĩa giữa các từ.

Phần Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Lựa chọn

D

B

B

không

B

đúng

D

Câu

8

11

12

20a

20c

21

22

Lựa chọn

B

C

B

D

B

C

E

 

RLKNTH NGỮVĂN6-A

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận