Bài tập Ngữ văn 6: Con Rồng cháu Tiên. Bánh chưng bánh giầy. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

Đang tải...

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trong khi tranh luận với nhau về truyền thuyết, bạn Lan khẳng định : Truyền thuyết là những truyện kể dân gian có tính chất hoang đường; bạn Minh cho rằng : Truyền thuyết là những truyện kể dân gian liên quan đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo; Tuấn Anh thì nói : Truyền thuyết là những truyện kể dân gian liên quan đến sự tích các vị thần và sự tích các loài vật. Theo em ý kiến nào đúng ? Vì sao ?

2. Đặc điểm nào làm nên sự khác biệt giữa nhân vật của truyền thuyết với nhân vật của thần thoại ?

A – Hành động lạ thường                                 C – Nguồn gốc thần thánh

B – Hình dạng khác thường                             D – Gắn với các sự kiện lịch sử

3. Dòng nào không nói lên nguồn gốc kì lạ của Lạc Long Quân ?

A – Con trai thần Long Nữ

B – Thuộc giống Rồng ở chốn biển sâu

C – Đẻ ra bọc trăm trứng

D – Sức khoẻ vô địch

E – Có nhiều phép lạ, trừ được nhiều loại yêu quái

4. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

              Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng ; trăm trứng nỏ ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

a) Đoạn văn trên được trình bày theo phương thức miêu tả. Đánh dấu vào chỗ trống theo quan điểm của em :  Đ ………                          S ……….

Lí giải vì sao em lại có quan điểm như vậy.

b) Các từ hồng hào đẹp đẽ, khoẻ mạnh trong đoạn văn trên diễn tả điều gì ? Trong các từ đó, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép ? Hãy thử thay mỗi từ đó bằng một từ đơn mà nghĩa không đổi. Sau đó, so sánh giá trị biểu cảm của hai cách dùng từ trên.

c) Đoạn văn trên có chi tiết tưởng tượng kì ảo nào không ? Vì sao em cho đó là chi tiết tưởng tượng kì ảo ? Những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào ?

5. Hãy tưởng tượng và kể lại cảnh chia tay (người lên rừng, kẻ xuống biển) lưu luyến giữa Lạc Long Quân, Âu Cơ và trăm con.

6. Trong truyện Bánh chưng, bánh giầy, Hùng Vương có ý định nhường ngôi cho người con nào ?

A – Người con trưởng

B – Người con tài giỏi, thông minh

C – Người con có lễ vật làm vừa ý vua cha

D – Người con làm vừa ý và nối được chí vua cha

7. Vì sao nói Lang Liêu làm vừa ý vua cha ?

A – Chàng là con út nên được cha mách bảo

B – Chàng vốn tài trí và được cha yêu quý

C – Chàng vốn làm nghề nông

D – Chàng được thần mách bảo và là người thông minh

8. Dòng nào không có trong lời mách bảo của thần với Lang Liêu ?

A – Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo

B – Chỉ có gạo mới nuôi sống người và ăn không bao giờ chán

C – Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm mà người không thể làm ra

D – Gạo thì có sẵn trong nhà, không phải tìm kiếm

9. Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “không gì quý bằng” ?

A – Lễ vật ăn được và rất ngon

B – Lễ vật chưa từng có

c – Lễ vật quý hiếm, khó tìm và đắt tiền

D – Lễ vật được làm từ những thứ bình thường nhưng giàu ý nghĩa

10. Trong truyện Bánh chưng, bánh giầy, Hùng Vương nói với các con về ý định truyền ngôi của mình : Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám. Sau đó, trong lễ Tiên vương, vua lại nói : Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.

              Em hiểu “ý ta” trong lời nói của vua Hùng như thế nào ?

              Vì sao chỉ dâng bánh chưng, bánh giầy mà Lang Liêu đã làm “vừa ý” vua cha và được truyền ngôi ?

              Vì sao vua cha truyền ngôi cho Lang Liêu ?

A – Mâm cỗ của Lang Liêu ngon nhất

B – Sự lạ lùng chưa từng thấy của hai thứ bánh

C – Lang Liêu hiểu ý và biết nối chí vua cha

D – Lang Liêu được thần yêu quý và hỗ trợ

12. Tìm các từ ghép, các từ láy trong đoạn văn sau : Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.

13. Các từ bánh chưng, gạo nếp, đậu xanh thuộc loại từ nào ?

A -Từ đơn                                       C – Từ ghép đẳng lập

B – Từ láy                                         D – Từ ghép chính phụ

14. Hãy nối từ ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải theo đúng mục đích giao tiếp :

15. Nhận định : Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc, nòi giống dân tộc Việt là đúng hay sai ? Vì sao ?

16. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nói lên ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

17. Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ?

II – GỢI ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

1. Ý kiến của bạn Minh là đúng. Xem lại chú thích (★) trong Ngữ văn 6, tập một, trang 7.

4. a) – Đoạn văn Ít lâu sau… khoẻ mạnh như thần không phải được trình bày theo phương thức miêu tả mà là phương thức tự sự.

– Lí do : đoạn văn không tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người mà trình bày diễn biến sự việc sinh nở kì lạ của Âu Cơ.

b) Các từ hồng hào, đẹp đẽ, khôi ngô, khoẻ mạnh diễn tả vẻ đẹp hoàn hảo của Con Rồng cháu Tiên, qua đó thể hiện niềm tự hào về nòi giống, tổ tiên, dân tộc.

– Trong đoạn văn có những chi tiết tưởng tượng kì ảo :

             + Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng

             + Trăm trứng nỏ ra một trăm người con

             + Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn

– Gọi là những chi tiết tưởng tượng kì ảo vì chúng là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích tôn vinh nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của dân tộc để mỗi người chúng ta thêm yêu quý, tôn kính, tự hào về tổ tiên chúng ta. Những chi tiết này cũng góp phần làm cho câu chuyện thêm huyền bí và hấp dẫn.

10. – “Ý ta” là ý của vua Hùng.

– Ý này thể hiện rõ quan điểm của vua Hùng về người nối ngôi :

+ Là người nối được chí của vua cha

+ Không nhất thiết phải là con trưởng

+ Là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, biết yêu quý và tôn kính tổ tiên

+ Là người biết quý trọng nghề nông, quý trọng những sản phẩm do chính bàn tay lao động của con người làm ra.

12. – Các từ ghép (in đậm) : Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.

– Từ láy : không có.

– Nhận định Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thể hiện niềm tự hảo về nguồn gốc, nòi giống dân tộc Việt là đúng.

15. Vì truyện đã kể về nguồn gốc, nòi giống cao quý của dân tộc Việt bằng câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra một trăm người con – tổ tiên người Việt – từ bọc trăm trứng với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo hấp dẫn.

Phần Trắc nghiệm

Câu

2

3

6

7

8

9

11

13

14

Lựa chọn

D

C

D

D

D

D

C

D

nối A – C

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận