Bài tập Ngữ văn 6: Cây bút thần. Danh từ. Ngôi kể trong văn tự sự

Đang tải...

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Truyện Cây bút thần là truyện cổ tích của nước nào ?

A – Việt Nam                                                                     C – Lào

B – Trung Quốc                                                                 D – Nga

2. Hãy liệt kê các sự việc chính trong truyện Cây bút thần.

3. Đâu là sự việc tạo nên sức hấp dẫn của truyện Cây bút thần ? Vì sao ?

4. Nguyên nhân nào giúp Mã Lương vẽ giỏi ?

A – Khiếu vẽ sẵn có                                            C – Sự chuyên cần

B – Cây bút thần kì                                          D – cả ba nguyên nhân trên

5. Trong truyện, cụ già không cho Mã Lương cây bút thần ngay từ khi em mới học vẽ mà đợi đến khi Mã Lương vẽ chim cá giống hệt mới trao bút thần cho em. Việc đó có ý nghĩa gì ?

6. Trao cho Mã Lương cây bút, cụ già râu tóc bạc phơ nói : “Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều !”. Vì sao cụ già lại gọi đó là cây bút thần ? Phép thần của cây bút có phụ thuộc vào tài vẽ của Mã Lương không ?

7. Mã Lương đã dùng bút thần vẽ cái gì ?

A – Những phương tiện cần thiết cho sản xuất, sinh hoạt

B – Những của cải quý giá như vàng bạc châu báu

C – Những vật chất cần thiết cho cuộc sống như thóc gạo

D – Những đồ dùng đẹp đẽ như quần áo

8. Hãy chỉ rõ những cuộc phiêu lưu trừng trị kẻ ác mà Mã Lương đã trải qua ? Nét đặc biệt trong cách lập chiến công ở mỗi cuộc phiêu lưu đó là gì ?

9. Có thể đổi vị trí những cuộc phiêu lưu của Mã Lương không ? Vì sao ?

10. Chi tiết Mã Lương sơ ý đánh rơi giọt mực xuống bức tranh con cò trắng không mắt giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển của câu chuyện ?

11. Dòng nào nói lên sự độc đáo về nghệ thuật của truyện Cây bút thần ?

A – Tình tiết hấp dẫn, nhiều chi tiết thần kì

B – Sự việc phức tạp   

C – Nhiều chi tiết rắc rối

D – Chuyện kể dài

12. Dòng nào không nói lên sự kì lạ của cây bút thần ?

A – Là cây bút có nhiều khả năng thần kì

B – Chỉ ở trong tay Mã Lương cây bút mới tạo ra những vật như mong muốn

C – Đó là cây bút rất đẹp bằng vàng

D – Có thể giúp đỡ người nghèo, trừng trị kẻ ác

13. Câu văn kết thúc truyện Cây bút thần (Nhưng không ai biết sau đó Mã Lương đi đâu) có ý nghĩa gì ?

A – Một cách nói tránh, ám chỉ sư hi sinh của Mã Lương

B – Quả thực Mã Lương đã bỏ đi đâu, không ai biết

C – Một cách nói làm cho câu chuyện trở nên mơ hồ, làm tăng thêm sự huyền bí cho Mã Lương

D – Một cách nói làm cho truyện có một kết thúc có hậu

14. Kết thúc truyện Cây bút thần có gì lạ so với các truyện cổ tích khác ? Cách kết thúc như vậy gợi cho em suy nghĩ gì về Mã Lương ?

15. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc sống của Mã Lương sau khi tên vua độc ác chết.

16. Dân gian đã gửi gắm điều gì vào chi tiết cây bút thần ? Vì sao ?

17. Truyện Cây bút thần không có ý nghĩa nào ?

A – Ca ngợi đạo lí của nhân dân : ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão

B – Tài năng phải phục vụ nhân dân, trừng trị kẻ ác

C – Nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân

D – Niềm tin vào khả năng kì diệu của con người

E – Ca ngợi tài năng kì diệu của các vị thần

18. Tìm cụm từ có thể điền vào cả hai chỗ trống trong đoạn văn sau :

           Truyện /… / được xây dựng theo trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhân dân Trung Quốc. Chi tiết lí thú và hấp dẫn nhất trong truyện là /… / và khả năng kì diệu của nó. Nó là một báu vật thần kì, có khả năng vẽ được những đồ vật như ý muốn của Mã Lương, nhằm giúp đỡ người nghèo trừng trị kẻ ác.

19. Hãy tóm tắt truyện Cây bút thần bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 3-4 câu).

20. Tìm các danh từ trong câu văn : “Cây bút thần “là một truyện cổ tích lí thú về kiểu nhân vật có tài năng kì lạ.

21. Dòng nào nói đúng về cách phân loại danh từ ?

A – Danh từ tiếng Việt được chia thành các loại lớn như : đanh từ chỉ người, danh từ chỉ vật, danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ khái niệm

B – Danh từ tiếng Việt được chia thành các loại lớn như : danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

C – Danh từ tiếng Việt được chia thành các loại lớn là danh từ chỉ người và chỉ vật, danh từ chỉ hiện tượng và khái niệm, danh từ chung và danh từ riêng

D – Danh từ tiếng Việt được chia thành các loại lớn như : danh từ chỉ người, danh từ chỉ sư vật, danh từ chỉ đơn vị

22. Trong truyện Cây bút thần có những câu văn sau :

                               Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày.

                               Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc.

                               Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn.

                               Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng.

a) Hãy tìm những danh từ chỉ sự vật trong các câu văn trên.

b) Có nên thêm từ cái vào trước mỗi danh từ chỉ sự vật trong những câu đó không ? Vì sao ?

23. Xét câu văn : Mã Lương vẽ vài con cò trắng.

a) Chỉ ra các danh từ chỉ người, chỉ vật trong câu văn đó.

b) Các từ vài, con có vai trò gì’?

24. Hoàn chỉnh sơ đồ sau :

25. Khi dùng ngôi kể thứ nhất, người kể không có được lợi thế nào ?

A – Trực tiếp thể hiện tình cảm cá nhân

B – Có thể nói ra những gì mình biết, mình thấy

C – Có thể kể linh hoạt, tự do hơn

D – Lời kể có sắc thái tình cảm hơn

26. Dòng nào nói không đúng về cách kể theo ngôi thứ ba ?

A – Là cách kể mà người kể giấu mình

B – Là cách kể kín đáo, gọi sự vật bằng tên của chúng

C – Người kể chuyện có thể kể linh hoạt, tự do

D – Kể theo ngôi thứ ba, người kể dễ dàng bộc lộ nhận xét cá nhân

27. Em hãy kể lại truyện Cây bút thần bằng ngôi kể thứ nhất.

II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

2. Các sự việc chính trong truyện Cây bút thần :

         – Mã Lương và tài năng hội hoạ của em

         – Mã Lương nhận được cây bút thần

         – Mã Lương dùng cây bút thần vẽ phương tiện sản xuất cho người nghèo

         – Mã Lương và cuộc đấu tranh của em với tên địa chủ

         – Mã Lương và cuộc đấu tranh của em với nhà vua.

3. – Truyện Cây bút thần có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm vì truyện được kể theo trí tưởng tượng của nhân dân.

         – Chi tiết lí thú và gợi cảm nhất là cây bút thần cùng khả năng kì diệu của nó.

         (Cũng có thể hứng thú với những chi tiết khác nhưng cần lí giải được vì sao lại thích chi tiết đó.)

5. Cụ già không cho Mã Lương cây bút thần ngay từ đầu, khi em mới học vẽ, mà đợi đến khi Mã Lương vẽ “chim, cá giống như hệt” mới trao cây bút thần vì chỉ đến khi đó Mã Lương mới xứng đáng được nhận cây bút quý như là một phần thưởng cho sự cần cù, chăm chỉ.

6. – Trao cây bút cho Mã Lương, cụ già gọi đó là cây bút thần vì tất cả mọi hình vẽ do cây bút vẽ ra đều trở thành sự thật : Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt em.

         – Phép thần của cây bút có được một phần quan trọng là do tài năng “vẽ giống như hệt” của Mã Lương.

8. Mã Lương đã trải qua hai cuộc phiêu lưu trừng trị kẻ ác. Đó là việc em trừng trị tên địa chủ và trừng trị tên vua tàn ác tham lam.

         Nét đặc biệt trong cách lập chiến công ở mỗi cuộc phiêu lưu là :

         – Khi trừng trị tên địa chủ, Mã Lương không vẽ bất cứ một thứ gì, mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, doạ nạt. Em bị nhốt vào chuồng ngựa, bị bỏ đói, nhưng em đã tự giải thoát cho mình. Nếu tên địa chủ tham lam biết dừng lại thì đã không có chuyện gì xảy ra. Đằng này, hắn lại cưỡi trên lưng một con tuấn mã tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ đang đuổi theo. Chính vì thế mà tên địa chủ đã bị trừng trị đích đáng : Khi bọn chúng đã đến gần, Mã Lương lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên… mũi tên lao trúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tham thì thâm là thế. Mã Lương trừng trị tên địa chủ vì tên này cố giết bằng được Mã Lương hòng chiếm đoạt cây bút thần.

         – Còn ở cuộc phiêu lưu thứ hai, kẻ bị trừng trị lại chính là nhà vua – kẻ đã làm rất nhiều điều tàn ác đối với dân nghèo. Ban đầu, khi bị bắt ép phải vẽ, Mã Lương đã tổ rõ thái độ chống đối : vua bắt vẽ phượng, em lại vẽ con gà trụi lông ; vua bắt vẽ rồng, em lại vẽ con cóc ghẻ. Hai con vật bẩn thỉu, nhảy nhót tứ tung khiến vua tức giận, nhốt Mã Lương vào ngục. Nhưng không có Mã Lương thì vua vẽ vàng ra mãng xà, vẽ núi vàng ra núi đá. Hắn đành thả em ra, rồi ngon ngọt dỗ dành. Mã Lương đã thật khôn khéo, mưu trí, tương kế tựu kế để tiêu diệt tên vua tham lam, độc ác cùng cả triều đình của y, trừ hại cho dân lành. Mã Lương hoàn toàn chủ động trừng trị nhà vua, vì hắn ta không chỉ có một tội ác với một mình Mã Lương mà còn làm nhiều điều tàn ác với dân nghèo.

9. – Trình tự kể hai cuộc phiêu lưu của Mã Lương như vậy là hết sức hợp lí.

         – Không thể đảo trình tự kể đó được. Chẳng hạn : Nếu Mã Lương trừng trị nhà vua trước thì “sau khi vua chết, câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần được truyền tụng khắp nước” chắc chẳng còn một kẻ tham lam nào dám lăm le chiếm đoạt cây bút thần của Mã Lương nữa. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, các quan đại thần đều bị “chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ. Tấm gương đó đủ sức chặn đứng mọi lòng tham. Vì thế, không còn việc trừng trị tên địa chủ sau đó nữa.

10. Chi tiết Mã Lương sơ ý đánh rơi giọt mực xuống bức tranh con cò trắng không mắt giữ vai trò của một nút thắt mới, đẩy câu chuyện vào một tình huống, một biến cố mới chắc chắn là gay go hơn, phức tạp và quyết liệt hơn tình huống trước. Mã Lương phải đối mặt với tên vua tham lam, độc ác.

14. – Kết thúc truyện Cây bút thần có phần lạ so với kết thúc của các truyện cổ tích khác. Trừng trị tên vua và triều đình tham lam độc ác xong, Mã Lương không lên làm vua, mà “không ai biết sau đó Mã Lương đi đâu. Có người nói Mã Lương đã trở về quê cũ, sống với những người bạn ruộng đồng. Có người nói Mã Lương đi khắp đó đây, đem hết thời giờ và sức lực để vẽ cho những người nghèo khổ”.

         – Cách kết thúc như vậy gợi cho người đọc, người nghe những ý nghĩ tốt đẹp về Mã Lương : Mã Lương không chỉ là người yêu thích và say mê hội hoạ mà còn có thực tài. Mặc dù có tài năng và được trao tặng báu vật nhưng Mã Lương không hề lợi dụng điều đó để mưu cầu lợi lộc riêng cho bản thân mình. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã làm được bao điều tốt lành cho dân nghèo. Và tất cả những việc tốt ấy, Mã Lương đã làm một cách vô tư, hiệu quả. Trao cây bút thần cho Mã Lương, cụ già tóc bạc trong giấc mơ quả là đã “chọn mặt gửi vàng”, trao cho em sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, tiêu diệt kẻ tham lam, tàn ác.

18. Cụm từ Cây bút thần điền vào được cả hai chỗ trống trong đoạn văn :

         Truyện “Cây bút thần” được xây dựng theo trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhân dân Trung Quốc. Chi tiết lí thú và hấp dẫn nhất trong truyện là cây bút thần và khả năng kì diệu của nó. Nó là một bầu vật thần kì, có khả năng vẽ được những đồ vật như ý muốn của Mã Lương, nhằm giúp đỡ người nghèo, trừng trị kẻ ác.

19. Khi tóm tắt truyện Cây bút thần (khoảng 3-4 câu) nên căn cứ vào các sự việc chính của truyện (xem câu 3).

20. Các danh từ trong câu văn (phần được gạch chân) :

“Cây bút thần ” là một truyện cổ tích lí thú về kiểu nhânvậttài năng kì lạ.

21. Trong truyện Cây bút thần có những câu văn sau :

                         Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày.

                         Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc.

                         Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn.

                         Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng.

a) Những danh từ chỉ sự vật trong các câu văn trên : nhà, cày, cuốc, đèn, thùng, nước.

b) Không nên thêm từ cái vào trước mỗi danh từ chỉ sự vật trong các câu đó vì câu văn chỉ cần danh từ nêu sự vật là đã đủ, không cần thêm danh từ nêu đơn vị. Mặt khác, không có danh từ chỉ đơn vị cái, có thể hiểu Mã Lương vẽ cho mỗi nhà với số lượng nào đó, không hạn định, tuỳ nhu cầu.

23. a) Danh từ chỉ người : Mã Lương, cụm danh từ chỉ vật: vài con cò trắng.

b) Các từ vài, con là thành phần của cụm danh từ. Từ vài có vai trò bổ sung ý nghĩa về lượng, từ con có vai trò nêu đơn vị.

24. Xem lại bài Danh từ (Ngữ văn 6, tập một, trang 86 – 87) để hoàn chỉnh sơ đồ.

Phần Trắc nghiệm

Câu

1

4

7

11

12

13

17

21

25

26

Lựa chọn

B

D

A

A

C

C

E

B

C

D

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận