Bài nghị luận về tác phẩm truyện – Ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Bài nghị luận về tác phẩm truyện

Mục đích của bài học giúp học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đúng yêu cầu.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Đề bài nghị luận vể tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

1. Các đề tài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện như sau:

  • Vấn đề cần nghị luận trong Đề 1 là vấn đề nhân vật trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
  • Vấn đề cần nghị luận trong Đề 2 là vấn đề cốt truyện của truyện ngắn Làngc
  • Vấn đề cần nghị luận trong Đề 3 là vấn đề về chủ đề của truyện ngắn Chiếc lược ngà.
  1. Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau:
  • Đề phân tích yêu cầu học sinh trước tiên phải phân tích tác phẩm, sau đó mới rút ra nhận xét.
  • Đề suy nghĩ yêu cầu học sinh đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sỏ một tư tưởng, góc nhìn nào đó. Sau đó, phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ nhận xét đã đề xuất.

II. Các bước làm bài nghị ỉuận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần đáp ứng các nhu cầu của một bài văn nghị luận nói chung. Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) tương tự như các bài văn nghị luận khác gồm tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa sau khi viết, cần lưu ý tìm hiểu thật thấu đáo các vấn đề của tác phẩm. Đe làm tốt kiểu bài văn này, phải nắm được dẫn chứng tiêu biểu và chính xác trong tác phẩm làm điểm tựa vững chắc cho nhận xét, đánh giá về tác phẩm đó.

Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tuỳ thẹo yêu cầu cụ thể của đề bài và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình).
  • Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
  • Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm.

Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

Xem thêm Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm

truyện (hoặc đoạn trích) tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc ” của Nam Cao.

  • Có nhiều cách viết phần mở bài:
  • Mở bài trực tiếp: Trong dòng văn học hiện thực phê phán những năm 1930 – 1945, Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc và thành công nhất. Sáng tác của ông tập trung vào hai đề tài lớn: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài người nông dân, Nam Cao đã có những phát hiện mới mẻ so với các nhà văn đi trước. Người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao không chỉ nghèo khổ mà còn luôn đứng trước ranh giới của sự tha hoá. Và họ bao giờ cũng cố sự lựa chọn quyết liệt. Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là một đại diện tiêu biểu cho số phận của người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám.
  • Mở bài gián tiếp: Nói đến văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám, người ta thường nhắc đến nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố vì phải chạy tiền sưu cho chồng mà buộc phải bán đứa con gái. Người ta cũng cảm thương cho số phận cùng cực, không lối thoát của anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan. Và người ta cũng không thể nào quên lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Đó là một lão nông dân nghèo giàu lòng tự trọng và giàu lòng thương con.
  • Một đoạn phần Thân bài: Đẹp hơn nữa trong tâm hồn lão Hạc là lòng tự trọng cao quý: Lão tự trọng với mọi người, với đứa con và với chính bản thân mình. Trận ốm kéo dài đã khiến lão suy sụp, lão không còn đủ sức để làm và cũng không còn gì để ăn. Nhưng lòng tự trọng của lão không cho phép mình xâm phạm vào số tiền của con. Và như đã nói, lão bán chó, quyết định cay đắng để giữ trọn chữ tín với con. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Và cuộc lựa chọn thứ nhất chỉ là tiền đề cho cuộc lựa chọn thứ hai, tàn khốc và quyết liệt hơn. Lão hiểu rằng, nếu tiếp tục sống thì dù sớm hay muộn cũng sẽ ăn vào tiền của con. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết, cái giá đấy phải chăng là quá đắt. Không, với lão Hạc nó không hề đắt, và có lẽ cũng vì vậy mà chúng ta thấy khâm phục trước nghị lực lão Hạc. Có thể tưởng tượng cuộc sống của lão Hạc như một bó đuốc. Nó vẫn cháy và vẫn có thể cháy nhưng lão dập tắt để thắp thêm vào ngọn đuốc của con. Điều đáng chú ý ở đây là mặc dầu không biết số phận đứa con ra sao: còn sống hay đã chết, nhưng với niềm tin cháy bỏng, lão vẫn quyết định hi sinh với lòng quyết tâm cao như vậy, lão đã chuẩn bị sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận: nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Từ đó, lão tồn tại gần như vất vưởng, vớ được thứ gì ăn thứ ấy, hôm thì quả sung, củ ráy, hôm thì củ chuối, con ốc. Lão đã chịu đựng một cách kiên gan và cao ngạo để giữ tròn phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi ngưòi. Và cái chết của lão đâu phải là của con ngưòi. Phải chăng, lão đã chết như một con vật để được sống như một con người? Kết cục ấy là một diễn biến tất yếu của một cuộc đời trong sạch, ngay thẳng như lão. Ta không những khâm phục mà còn trân trọng trước nhân cách cao cả ấy.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận