Bài 8 – Một số bazơ quan trọng – Hóa học 9

Đang tải...

I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1.Natri hiđroxit – NaOH (xút ăn da)

-Natri hiđroxit là chất rắn không màu ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hiđroxit rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Nó phản ứng mãnh liệt với nước.

-Phản ứng với các axit và oxit axit tạo thành muối và nước.

NaOH (dd) + HCl (dd) → NaCl (dd) + H20 (l)

2NaOH (dd) + CO2(k) → Na2CO3(dd) + H2O (l)

-Phản ứng với kim loại mạnh tạo thành bazơ mới và kim loại mới:

NaOH + K → KOH + Na

-Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới:

2NaOH + CuCl2 →2NaCl + Cu(OH)2

-Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút ăn da (NaOH) là dựa trên phản ứng điện phân nước muối (nước cái). Trong quá trình này, dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành clo nguyên tố (trong buồng anốt), dung dịch natri hiđroxit, và hiđrô nguyên tố (trong buồng catôt). Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy xút-clo. Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là:

2Na + + 2H2O + 2 e- → H2 + 2NaOH

-Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn:

hóa 9

2.Canxi hiđroxit [Ca(OH)2] – Thang pH

a.Canxi hiđroxit [Ca(OH)2]

-Hiđroxit canxi hay canxi hiđroxit là một chất dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng và thu được khi cho canxi oxit (tức vôi sống) tác dụng với nước (gọi là tôi vôi). Nó cũng có thể kết tủa xuống khi trộn dung dịch chứa canxi clorua (CaCy với dung dịch chứa natri hiđroxit (NaOH). Tên gọi dân gian của canxi hiđroxit là vôi tôi hay đơn giản chỉ là vôi.

-Có đầy đủ tính chất của một bazơ.

-Do các tính chất bazơ mạnh nên hiđroxit canxi có một số ứng dụng như:

+ Chất kết bông trong xử lý nước, nước thải và cải tạo độ chua của đất.

+ Thành phần của nước vôi, vữa trong xây dụng.

+ Thay thế cho natri hiđroxit trong một số loại hỏa, mỹ phẩm uốn tóc của người Mỹ gốc Phi.

+ Trong một số loại thuốc làm rụng lông.

+ Thuốc thử hóa học.

+ Chất nhồi.

-Khi dùng hiđroxit canxi quá liều có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm, bao gồm:

+ Khó thở.

+ Chảy máu trong.

+ Hạ huyết áp.

+ Liệt cơ xương, gây nhiễu hệ thống actin-myosin.

+ Tăng pH trong máu, gây tổn thương các nội tạng.

-Điều chế:

CaO + H2O → Ca(OH)2

b.Thang pH

-Nếu pH = 7 thì dung dịch trung tính (không có tính axit hay bazơ). Nước tinh khiết (nước cất) có pH = 7.

-Nếu pH > 7 thì dung dịch có tính bazơ. Nếu pH càng lớn thì độ bazơ của dung dịch càng lớn.

-Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit. Nếu độ pH càng nhỏ thì tính axit của dung dịch càng lớn.

II .GIẢI BÀI TẬP
A.Natri hiđroxit – NaOH (xút ăn da)

Giải Bài 1. Trang 27 sách giáo khoa hóa học 9

Bước 1. Lấy mỗi hóa chất một ít ra ống nghiệm, thêm 1ml nước cất cho tan hết chất rắn, đánh số thứ tự 1, 2, 3. Thêm 1 giọt dung dịch phenolphtalein vào mỗi ống nghiệm. Nếu ống nghiệm nào có màu đỏ thì đó là NaOH và Ba(OH)2. Ống nghiệm không có hiện tượng gì thì đó là NaCl.

Bước 2. Phân biệt NaOH và Ba(OH)2 nhờ muối Na2SO4. Nếu xuất hiện kết tủa trắng thì đó là Ba(OH)2, nếu không có hiện tượng gì thì đó là NaOH.

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH.

Giải Bài 2. Trang 27 sách giáo khoa hóa học 9

hóa9

b. H2SO4 + 2NaOH —> Na2SO4 + 2H2O

c.H2SO4 + Zn(OH)2 -> ZnSO4 + 2H2O

d.NaOH + HCl → NaCl + H2O

e.2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Giải Bài 3. Trang 27 sách giáo khoa hóa học 9

Số mol CO2= 1,568 : 22,4 = 0,07 (mol)

Số mol NaOH = 6,4 : 40 = 0,16 (mol)

2NaOH    +     CO2       →        Na2CO3    +   H2O

0,14mol          0,07mol             0,07mol

Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

0,07 x 106 = 7,42 (g)

b.Chất dư là NaOH.

Số mol NaOH dư là:          I

0,16 – 0,14 – 0,02 (mol)

Khối lượng NaOH dư là.:

0,02 x 40 = 0,8 (g)

B.Canxi hiđroxit [Ca(OH)2] – Thang pH

Giải Bài 1. Trang 30 sách giáo khoa hóa học 9

hóa 9

 

Giải Bài 2. Trang 30 sách giáo khoa hóa học 9

Dùng nước để thử 3 mẫu trong 3 ống nghiệm.

Chất rắn không tan trong nước là CaCO3.

Chất rắn tan trong nước nhưng ống nghiệm nóng lên là CaO.

CaO + H2O → Ca(OH)2

Phản ứng tỏa nhiệt làm nước sôi và ống nghiệm nóng lên.

Chất rắn tan trong nước, ống nghiệm không nóng lên là Ca(OH)2.

Giải Bài 3. Trang 30 sách giáo khoa hóa học 9

Phương trình hóa học:

a.H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

b. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Giải Bài 4. Trang 30 sách giáo khoa hóa học 9

Vì tạo thành dung dịch H2CO3.

CO2 + H2O → H2CO3

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận