Bài 7: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số – Trắc nghiệm Toán 12

Đang tải...

 Tiếp tuyến của đồ thị hàm số 

 

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị (C); M (x_{0} ; y_{0} ) ∈ (C)

 Tiếp tuyến của đồ thị hàm số  

Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M(x_{0} ; y_{0} ) là

                   d: y = f'(x_{0} )(x – x_{0} ) + y_{0}

Trong đó:

  • M(x_{0} ; y_{0} ) gọi là tọa độ của tiếp điểm.
  • k = f'(x_{0} ) là hệ số góc của tiếp tuyến.

2. Ghi nhớ:

  • Đường thẳng d: y = ax + b (a ≠ 0) thì có hệ số góc là k = a.
  • Cho đường thẳng d: y = ax + b (a ≠ 0); d’: y = a’x + b’ (a’ ≠ 0). Khi đó:

                                  Tiếp tuyến của đồ thị hàm số  

  • Nếu tiếp tuyến song song với đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) thì hệ số góc của tiếp tuyến là k = a.(nhớ thử lại).
  • Nếu tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) thì hệ số góc của tiếp tuyến là k = -1/a.
  • Trục hoành (trục Ox): y = 0.
  • Trục tung (trục Oy): x = 0.

B. KỸ NĂNG CƠ BẢN

Bài toán 1: Các dạng phương trình tiếp tuyến thường gặp.

Cho hàm số y = f(x), gọi đồ thị của hàm số là (C).

Dạng 1. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số  (C): y = f(x)  tại M(x_{0} ; y_{0} )

Phương pháp

  • Bước 1. Tính đạo hàm y’ = f'(x) hệ số góc tiếp tuyến k = y'(x_{0} ).
  • Bước 2. Phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại điểm M(x_{0} ; y_{0} )có dạng:

d : y = y'(x_{0} )(x – x_{0} ) + y_{0} .

Chú ý:

  • Nếu đề bài yêu cầu viết phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ x_{0} thì khi đó ta tìm y_{0} bằng cách thế vào hàm số ban đầu, tức y_{0} = f(x_{0} ). Nếu đề cho y_{0}  ta thay vào hàm số để giải ra x_{0} .
  • Nếu đề bài yêu cầu viết phương trình tiếp tuyến tại các giao điểm của đồ thị (C) : y = f(x) và đường thẳng d: y = ax + b. Khi đó các hoành độ tiếp điểm là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm giữa d và (C).

 

KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

 

Đang tải...

 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

 

Tải về file PDF tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận