Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu – Giải bài tập SGK Vật Lý 9

Đang tải...

Giải bài 54 lý 9 sự trộn ánh sáng màu

C1 (SGK, trang 143)

+ Em đã trộn hai ánh sáng màu nào với nhau ? Kết quả, em đã thu được ánh sáng màu nào ? Ví dụ: Trộn ánh sáng màu với ánh sáng màu lục, ta được ánh sáng màu vàng.

+ Có khi nào em thu được “ánh sáng màu đen” sau khi trộn hay không ?

Giải:

Trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu đỏ ta thu được ánh sáng màu vàng.

Trộn ánh sáng màu lam với ánh sáng màu đỏ ta thu được ánh sáng màu hồng nhạt.

Trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam ta thu được ánh sáng màu xanh nõn chuối.

Không có “ánh sáng màu đen”, khi trộn hai màu sáng khác nhau với nhau ta cũng được một ánh sáng màu khác.

C2 (SGK, trang 143)

Chắn ba cửa sổ bằng ba tấm lọc màu đỏ, lục và lam. Tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau, ta thu được ánh sáng màu gì ?

Giải:

Khi trộn ba ánh sáng: đỏ, lục, lam với nhau ta thu được ánh sáng trắng.

C3 (SGK, trang 143)

Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành 3 phần bằng nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay đi qua tâm của vòng tròn sao cho vòng tròn quay được như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày. Nhận xét về màu của giấy lúc đó. Có thể coi đây là một thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau được không ?

Giải:

Khi quay tròn, nhìn vào mặt tò’ giấy có dán ba màu đỏ, lục, lam ta nhìn thấy trên mặt tờ giấy chỉ có màu trắng. Ta có thể coi đây là một thí nghiệm trộn các ánh sáng màu. Thi nghiệm ta làm như vậy gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niu-tơn.

Xem thêm Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu – Giải bài tập SBT Vật Lý 9 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận