Bài 5 – Pháp luật và kỉ luật – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Bài 5 – Pháp luật và kỉ luật

1. Hãy điền vào bảng sau để phân biệt giữa pháp luật và kỉ luật và nêu mốí quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật :

PHÁP LUẬT

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

KỈ  LUẬT

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

2. Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm nào sau đây? Tại sao ?

A. Kỉ luật và pháp luật làm cho con người gò bó, mất tự do cá nhân.

……………………………………………………………………………………………..

B. Pháp luật chỉ cần thiết đối với người đủ tuổi thành niên.

……………………………………………………………………………………………..

C. Học sinh chỉ tuân thủ kỉ luật nhà trường là đủ.

……………………………………………………………………………………………..

3. Hãy sắp xếp các nội dung cho sẵn vào hai cột dưới đây để phân biệt giữa pháp luật và kỉ luật :

Bản nội quy nhà trường ; Luật Dân sự; Bản nội quy cơ quan ; Luật Giao thông ; Luật Hôn nhân và Gia đình ; Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện ; Không sờ vào hiện vật trưng bày trong viện bảo tàng ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ; Không quay cóp trong giờ hiểm tra ; Luật Bản quyền ; Cấm hút thuốc trong cơ quan ; Luật Hình sự.

PHÁP LUẬT

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

KỈ  LUẬT

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

4. Lan có mẹ làm giám đốc công ti. Một hôm, muốn gặp mẹ. Đến trước cơ quan Lan tự ý mở cổng và chạy thẳng vào công ti. Bác bảo vệ ngăn lại và hỏi :

– Cháu vào đây gặp ai ?

Lan trả lời :

– Cháu vào gặp mẹ, mẹ cháu là giám đốc ở đây !

Bác bảo vệ ôn tồn giải thích :

– Đây là công ti nên mọi người ra vào đều phải tuấn theo những quy định Lần sau, nếu muốn vào công ti gặp mẹ, cháu phải xin phép bác.

A. Theo em, bạn Lan và bác bảo vệ, ai đúng ? Ai sai ? Vì sao ?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

B. Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì ?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

5. Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân (ý thức chấp hành luật giao thông của người dân kém, đường sá chật hẹp, dân số đông, xe gắn máy quá nhiều).

Theo em nguyên nhân nào quan trọng nhất ? Vì sao ?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

6. Trong các biểu hiện sau đây em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật và hành vi nào vi phạm kỉ luật ? Vì sao ?

A. Nghỉ học không có giấy xin phép.

……………………………………………………………………………………………..

B. Chạy xe hàng ba, hàng tư.

……………………………………………………………………………………………..

C. Đánh nhau gây thương tích.

……………………………………………………………………………………………..

D. Thường xuyên không làm bài tập.

……………………………………………………………………………………………..

E. Xả rác nơi công cộng.

……………………………………………………………………………………………..

7. Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu trong xã hội không có pháp luật và nhà trường không có kỉ luật ?

……………………………………………………………………………………………..

8. Linh Từ Quốc mẫu[1] có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc với Thủ Độ rằng : “Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ư ?”. Thủ Độ tức giận liền sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người ấy nghĩ rằng chắc là phải chết. Đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt Linh Từ, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực mà trả lời. Thủ Độ nói : “Người ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì được nữa.”. Nói xong, đem vàng lụa thưởng cho.

[1]    Đây chỉ Trần Thị Dung, vợ của Trần Thủ Độ.

Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 5, tờ 28b và 29a.

Theo em, cách hành xử của Trần Thủ Độ và người quân hiệu trong câu chuyện trên có gì giống nhau ?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

9. Trả lời các câu hỏi sau. (Nếu gặp khó khăn, em hãy tham khảo thêm phần tư liệu cung cấp ở cuối bài này)

A. Theo em pháp luật xuất hiện từ bao giờ ĩ

B. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta tên gì và xuất hiện dưới thời nào ?

C. Kể tên các bộ luật của nước ta thời phong kiến.

D. Từ khi thành lập nước (tháng 9 – 1945) đến nay. Nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp, vào những năm nào ?

10. Giải thích ngắn gọn các câu sau :

A. Làm điều phi pháp việc ác đến ngay.

B. Làm người trông rộng nghe xa

Biết luật biết lí mới là người tinh.

C. Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm.

Tài liêu tham khảo

LUẬT PHÁP NƯỚC TA

Thời Ngô, Đinh, Lê, Nhà nước chưa có một hệ thống pháp luật. Đến năm 1042, vua Lý Thái Tông sai Trung thư san định luật lệnh, chấn chỉnh cho thích dụng với thời thế, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện.

Pháp luật thời Lý phản ánh rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội. Đẳng cấp quý tộc quan liêu được hưởng nhiều đặc quyền, ngay cả trang phục nhà cửa cũng phân biệt với nhân dân.

Năm 1230, vua Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế (gồm 20 quyển) quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó, qua nhiều lần sửa chữa và bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật.

Pháp luật thời Trần khẳng định và củng cố sự phân chia đẳng cấp. Đại quý tộc trước hết là vua và hoàng gia được pháp luật bảo vệ các đặc quyền, đặc lợi.

Năm 1483, vua Lê Thánh Tông quyết định triệu tập các đại thần biên soạn một bộ luật chính thức của triều đại mình, thường được gọi là Luật Hồng Đức. ơ các thế kỉ XVII – XVIII, Bộ luật được bổ sung sửa đổi ít nhiều và được ban hành với tên Lê triều Hình luật.

Luật Hồng Đức thể,hiện rõ ý thức giai cấp của nhà Lê trong các mối quan hệ nhưng cũng phản ánh rõ nét tính dân tộc. Ở đây nổi lên ý thức bảo vệ quyền lợi người phụ nữ, của người dân tự do, cũng như ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Bộ luật đánh dấu một trình độ phát triển cao của tư tưởng pháp lí của dân tộc Đại Việt, khá hoàn chỉnh, được sử dụng suốt trong bốn thế kỉ thời Lê (XV – XVIII).

Năm 1811, Tổng trấn Bắc Thành được lệnh chủ trì biên soạn bộ luật mới của thời Nguyễn lựa theo ý của vua Gia Long. Nhóm Nguyễn Văn Thành đã sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật nhà Thanh đang được thi hành. Năm 1815, bộ luật được ban hành với tên Hoàng triều luật lệ (hay Luật Gia Long).

Hoàng triều luật lệ đề cao quyền uy của hoàng đế, triều đình, lại mô phỏng luật nhà Thanh nên những quy định về xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

Từ năm 1945 đến nay, Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật nước ta. Nhà nước ta đã ban hành bốn bản Hiến pháp.

– Hiến pháp năm 1946 : Ngày 9 – 11 – 1946, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được quốc hội biểu quyết thông qua. Bản Hiến pháp được xây dựng trên những nguyên tắc :

+ Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.

+ Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.

+ Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

– Hiến pháp năm 1959 : Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở nước ta, được Quốc hội thông qua ngày 31 – 12 – 1959. Bản Hiến pháp quy định xây dựng một bộ máy nhà nước kiểu mói dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ theo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây là bản Hiến pháp của thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

– Hiến pháp năm 1980 : Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, được Quốc hội thông qua ngày 18 – 12 – 1980. Bản Hiến pháp tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỉ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta, đảm bảo bước phát triển của xã hội trong thời gian. tới.

– Hiến pháp năm 1992 : Hiến pháp của thời kì đổi mới đất nước, được Quốc hội thông qua ngày 15 – 4 – 1992. Bản Hiến, pháp thể hiện tinh thần đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại.

Đại cương lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nxb. Giáo dục, 2001.

Bài 5 – Pháp luật và kỉ luật

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Bài 6 – Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận