Bài 4 – Một số Axit quan trọng – Hóa học 9

Đang tải...

I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ

A.Axit clohiđric (HCI)

Axit clohiđric là axit mạnh có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh.

-Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

-Tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối clorua và giải phóng khí hiđro.

Ví dụ:

2HCl (dd) + Fe (r) → FeCl(dd) + H2(k)

-Tác dụng với bazơ tạo thành muối clorua và nước.

Ví dụ:

HCl (dd) + NaOH (dd) → NaCl (dd) + H20 (/)

-Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối clorua và nước.

Ví dụ:

2HCl (dd) + CuO (r) → CuCl2(dd) + H2O (l)

-Ngoài ra, axit clohiđric tác dụng với muối (sẽ học ở Bài 9).

B.Axit sunfuric (H2SO4)

1.Tính chất hóa học

a.Dung dịch H2SO4 loãng:

-Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

-Tác dụng với kim loại tạo thành muối sunfat và khí hiđro.

H2SO4(dd) + Zn (r) → ZnS04(dd) + H2(k)

-Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước.

H2SO4(dd) + Cu(OH)2(r) — CuSO4(dd) + 2H2O(l)

-Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước.

H2SO4(dd) + CuO (r) → CuSO4(dd) + H2O (l)

b.H2SO4 đặc:

-Tác dụng với kim loại:

hóa 9

Kết luận: H2SO4 đặc, nóng tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat, nhưng không giải phóng khí H2.

-Tính háo nước:

hóa 9

2.Nhận biết H2SO4 và muối sunfat:

H2SO4(dd) + BaCl2(dd) BaS04(r) + 2HC1 (dd)

Na2SO4(dd) + BaCl2(dd) → BaSO4(r) + 2NaCl (dd)

II.GIẢI BÀI TẬP

Giải bài 1: Trang 19 sách giáo khoa hóa học 9

a.Chất khí cháy được trong không khí ở đây là H2. Chỉ có Zn tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng khí H2.

Zn + 2HCI → ZnCl+ H2↑

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑

b.Dung dịch có màu xanh lam là màu của muối đồng (II).

CuO + H2SO4 → CuSO4 (màu xanh lam) + H2O

CuO + 2HC1 → CuCl2 + H20

c.Chất kết tủa màu trắng, không tan trong nước và axit, đó là BaSO4.

BaCl2 + H2SO4 -> BaS04 ↓ + 2HCl

d.Dung dịch không màu và nước là dung dịch ZnCl2 hay ZnSO4.

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

 ZnO + H2SO4 → ZnS04+ H20

Giải bài 2: Trang 19 sách giáo khoa hóa học 9

Học sinh tự làm. (Gợi ý: Xem sách giáo khoa Hóa học 9, trang 18)

Giải bài 3: Trang 19 sách giáo khoa hóa học 9

a.Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4

Lấy hai ống nghiệm nhỏ, mỗi ống chứa riêng biệt khoảng 1ml dùng dịch chưa biết.

Dùng thuốc thử BaCl2, nếu chất nào tạo thành kết tủa trắng thì chất đó là H2SO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaS04 ↓ + 2HCl

b.Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4

Lấy hai ống nghiệm nhỏ, mỗi ống chứa riêng biệt khoảng 1ml dung dịch chưa biết.

Dùng thuốc thử BaCl2, nếu chất nào tạo thành kết tủa trắng thì chất đó là Na2SO4.

BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4 ↓ + 2NaCl

c.Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4

Lấy hai ống nghiệm nhỏ, mỗi ống chứa riêng biệt khoảng lml dung dịch chưa biết.

Dùng quỳ tím để thử, nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì đó là H2SO4.

Giải bài 4: Trang 19 sách giáo khoa hóa học 9

Khi xét ảnh hưởng của một yếu tố nào đó đến tốc độ phản ứng thì thông thường người ta cố định các yếu tố còn lại. Ví dụ, khi xét ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ, người ta cố định các yếu tố khác như: nồng độ axit, diện tích tiếp xúc.

a.Thí nghiệm 2, 5 và 4.

b.Thí nghiệm 3 và 5.

c.Thí nghiệm 4 và 6; 1 và 3.

Giải bài 5: Trang 19 sách giáo khoa hóa học 9

a.Dung dịch H2SO4 loãng có tính chất hóa học của axit.

H2SO4 loãng + Fe → FeSO4 + H2↑

H2SO4 loãng + 2KOH → K2S04 + 2H2O

 H2SO4 loãng + CuO→ CuS04 + H20

b.Dung dịch H2SO4 đặc ngoài những tính chấtt hóa học của axit còn có những tính chất hóa học riêng.

HÓA 9

Giải bài 6: Trang 19 sách giáo khoa hóa học 9

Viết phương trình hóa học

Fe      +      2HCl     →     FeCl2    +    H2↑

1mol            2moi             1mol

b.Tính khối lượng Fe đã phản ứng:

hóa 9

c.Tính Cm của dung dịch HCl  đã dùng.

hóa 9

Giải bài 7: Trang 19 sách giáo khoa hóa học 9

a.Viết phương trình hóa học:

CuO + 2HC1—> C11CI2 + H2O           (1)

ZnO + 2HC1 ZnCl2 + H2O  (2)

1mol    2mol

b.Tính % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. Đặt x, y lần lượt là số mol của CuO và ZnO trong hỗn hợp.

Khối lượng hỗn hợp:

mhh (64 + 16). x + (65 + 16). y = 12,1 (I)

80x + 81y = 12,1

Số mol HC1:

nHcl 2(x + y) = 0,1 x 3 = 0,3 (mol)      (II)

2x + 2y = 0,3

Giải hệ phương trình ta được:

y = 0,1 (mol)

X = 0,05 (mol)

Khối lượng CuO: mCuO = 0,05 x 80 = 4,0 (g) chiếm xấp xỉ 33%.

Khối lượng ZnO: mZnO = 0,1 X 81 = 8,1 (g) chiếm xấp xỉ 67%.

c.Khối lượng H2SO4 20% cần dùng.

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O      (3)

ZnO + H2SO4 → ZnS04 + H20        (4)

Số mol H2SO4 (3) → Số mol CuO = 0,05 (mol)

Số mol H2S04    (4) = số mol ZnO = 0,1 (mol)

Khối lượng H2SO4: mH2SO4 = (0,1 + 0,05) x 98 = 14,7 (g)

Khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng:

 

hóa 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận