Bài 4: Lớp Học Của Em – Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1

Đang tải...

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Bài 4 Lớp học của em giúp các em học sinh nhận thức được tên lớp học, một số đồ dùng trong lớp học và nâng cao các kĩ năng giữ lớp học sạch sẽ và đồ dùng học tập cẩn thận, đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy.

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 4: LỚP HỌC CỦA EM

I. Mục tiêu:

 Sau bài học, HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

– Nói được tên lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học.

– Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ.

* Về tìm hiểu môi trường  tự nhiên và xã hội xung quanh:

– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học, các thành viên và hoạt động trong lớp học.

– Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về lớp học.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

– Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch, đẹp.

– Thể hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách ĐDHT trong lớp.

II. Chuẩn bị:

– GV: Các hình trong SGK,

– HS: VBT Tự nhiên và Xã hội.

III. Tiến trình dạy học:

TIẾT 1

Nội dung, thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Mở đầu. 5’

 

 

 

 

B. Khám phá kiến thức mới.

1. HĐ 1: Tìm hiểu lớp học bạn An(15’)

*MT:  Kể được tên các thành viên và đồ dùng trong lớp học bạn An. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và ĐD trong lớp học.

 

 

 

 

 

C. Luyện tập, vận dụng.

2. HĐ 2: Giới thiệu về lớp học của mình (15’)

*MT: Nêu được tên lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học. Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ. Đặt được câu hỏi đơn giản về lớp học, các thành viên trong lớp học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. Củng cố, dặn dò. 5’

– HĐ ứng dụng

– Cho hs nghe bài hát: Lớp chúng mình.

+ Bài hát nói với em điều gì về lớp học?

– Gv: Bài hát nói đến tình cảm sự đoàn kết của các thành viên trong lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình.

Bước 1: Làm việc theo cặp

Cho hs làm việc theo cặp và quan sát các hình ở trang 28, 29(SGK).

+ Lớp bạn An có những ai? Họ đang làm gì?

+ Trong lớp có những đồ dùng gì? Chúng được sắp đặt như thế nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp

 – Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

 

 

 

 

– Gv nhận xét, bổ sung.

 

 

Bước 1: Làm việc theo cặp

Cho hs làm việc theo cặp hỏi nhau:

+ Nêu tên lớp học của chúng mình?

+ Lớp học có những đồ dùng gì? Chúng được sắp đặt như thế nào?

+ Nói về các thành viên trong lớp học( tên và nhiệm vụ chính của họ)?

Bước 2: Làm việc cả lớp

– Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

 

– Gv nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS

– Gv: các em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng trong lớp học?

– Gv nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS

– Cho hs làm câu 1, 2 bài 4(VBT)

– Gv kiểm tra, giúp đỡ, nhận xét bài làm của HS.

– Gv nhận xét tiết học.

– Em hãy kể cho gđ nghe về tên lớp, các thành viên trong lớp. Tên một số đồ dùng có trong lớp học.

Hs nghe nhạc và hát theo.

– Hs trả lời: ở lớp rất là vui và đoàn kết,…

– Hs nghe

 

 

– Hs ngồi cùng bàn hỏi nhau

 

 

 

 

– Đại diện một số nhóm lên trình bày.

+ Lớp bạn An có thầy/ cô và các bạn. Thày/ cô đang hướng dẫn các bạn học bài,…

+ Trong lớp có những đồ dùng: bàn, ghế, quạt, tủ,…

– Hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

 

 

 

– 1 Hs đặt câu hỏi, hs khác trả lời

 

 

 

 

 

– Đại diện một số nhóm lên trình bày.

– Hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

– Hs nghe

– 1, 2Hs trả lời: để giữ đồ dùng trong lớp học em phải sắp xếp ĐD đúng chỗ, lau chùi, bảo quản, không viết, vẽ bậy lên đồ dùng,…

– HS mở VBT làm câu 1, 2.

 

– HS nghe.

 

– HS nghe.

 

TIẾT 2

Nội dung, thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Mở đầu. 5’

 

 

 

B. Khám phá kiến thức mới.

1. HĐ 3: Tìm hiểu hoạt động học tập trong giờ học(15’)

*MT:  Kể được tên các hoạt động học tập trong giờ học. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình và đặt câu hỏi về hoạt động học tập trong giờ học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. HĐ 4: Thi kể về đồ dùng trong lớp học. 15’

MT: Kể được tên một số đồ dùng có trong lớp học.

 

 

 

 

 

 

C. Củng cố, dặn dò. 5’

– HĐ ứng dụng

+ Em hãy nêu tên một số đồ dùng có trong lớp học?

+ Em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng trong lớp học?

– Gv nhận xét và giới thiệu bài.

Bước 1: Làm việc theo N6

Cho hs làm việc theo N6 và quan sát các hình ở trang 30(SGK).

+  Kể tên một số hoạt động ở lớp bạn An. Các bạn trong hình đã sử dụng những đồ dùng học tập nào?

+ Trong giờ học, em đã tham gia những hoạt động nào? Với những hoạt động đó em đã sd ĐDHT nào?

+ Cùng thực hành sd 1 số ĐDHT.

Bước 2: Làm việc cả lớp

 – Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

 

– Gọi 1 số HS thực hành sd ĐDHT trước lớp.

– Gv bình luận và hoàn thiện các câu trả lời.

+ Các em cảm thấy như thế nào khi tham gia vào những hoạt động học tập trên lớp.

– Gv nhận xét, bổ sung.

Bước 1: Làm việc theo nhóm

Cho hs làm việc theo nhóm 4

– YC mỗi nhóm liệt kê tên đồ dùng có trong lớp học.

Bước 2: Làm việc cả lớp

– Yc lần lượt mỗi nhóm sẽ nói tên một đồ dùng có trong lớp học.(lưu ý N sau không trùng tên đồ dùng với nhóm trước)

– Gv ghi nhanh tên ĐD lên bảng.

– Nhóm nào dừng chơi cuối cùng là thắng cuộc.

– Gv nhận xét, kết luận đội thắng cuộc

– Gv nhận xét tiết học. 

– Em hãy kể cho gđ nghe về tên một số đồ dùng có trong lớp học của mình.

– 1,2 Hs trả lời.

 

– 2, 3 hS trả lời.

– Hs khác bổ sung.

– Hs ngồi theo N6 và Quan sát các hình vẽ.

– Các nhóm cử đại diện và làm việc.

 

 

 

 

 

– Đại diện một số nhóm lên trình bày.

– Hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

– 1 số HS thực hành sd ĐDHT trước lớp.

– Hs trả lời theo cảm nhận.

 

 

 

 

 

– Hs làm việc theo N4

– Các nhóm cử đại diện và liệt kê đồ dùng có trong lớp.

 

– Hs mỗi nhóm lần lượt kể tên đồ dù

– Hs đọc lại tên các ĐD trên bảng

 

– HS nghe.

 

– HS nghe.

 

TIẾT 3

Nội dung, thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Mở đầu. 5’

 

 

 

B. Khám phá kiến thức mới.

1. HĐ 5: Thảo luận về lớp học sạch đẹp (15’)

*MT:  Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về lớp học sạch đẹp.

 

 

 

 

 

 

 

C. Luyện tập, vận dụng.

2. HĐ 6: Xác định những việc có thể làm để giữ lớp học sạch, đẹp. 15’

MT: Nêu được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch, đẹp. Có ý thức giữ lớp học sạch đẹp mỗi ngày.

 

 

 

 

 

 

D. Củng cố, dặn dò. 5’

– HĐ ứng dụng

+ Em hãy nêu tên một số đồ dùng có trong lớp học?

+ Em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng trong lớp học?

– Gv nhận xét và giới thiệu bài.

Bước 1: Làm việc theo cặp.

Cho hs làm việc theo cặp và quan sát các hình ở trang 32(SGK).

+  Nêu những điểm khác nhau của lớp học trong hai hình?

+ Em thích lớp học của em như thế nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp

 – Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

– Gv bình luận và hoàn thiện các câu trả lời.

– Gv nhận xét, bổ sung.

+ Lớp học H1 còn lộn xộn, bừa bộn, chưa sạch sẽ.

+ Lớp học H2 gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

Bước 1: Làm việc theo nhóm4

Cho hs làm việc theo nhóm 4

– YC mỗi nhóm liệt kê những việc có thể làm để giữ lớp học sạch đẹp.

– Liệt kê xem trong nhóm các bạn đã thực hiện việc đó như thế nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp

– Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

– Gv chốt lại các công viêc: sắp xếp ĐD gọn gàng, ngăn nắp; lau chùi bàn, ghế, bảng đen; quét lớp; trang trí lớp;…

Bước 3: Làm việc cá nhân

– Yc hs làm câu 4 của bài 4(VBT)

– Gv hướng Hs đến thông điệp: “ Lớp học như là nhà. Cô giáo như mẹ hiền. Bạn bè như là anh em”.

– Gv nhận xét tiết học.

– Em hãy cùng gđ sắp xếp đồ dùng trong nhà cho gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

– 1,2 Hs trả lời.

 

– 2, 3 hS trả lời.

– Hs khác bổ sung.

 

– Hs ngồi cùng bàn vào 1 cặp và Quan sát các hình vẽ.

– Các nhóm cử đại diện và làm việc.

 

 

– Đại diện một số nhóm lên trình bày.

– Hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

 

– HS nghe.

– Hs làm việc theo N4

– Các nhóm cử đại diện và liệt kê những việc có thể làm

– Đại diện một số nhóm lên trình bày.

– Hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

– Hs nghe.

 

 

 

 

– Hs tự làm vào phiếu tự đánh giá.

 

 

– HS nghe.

 

– HS nghe.

>> Tải bản tài liệu đầy đủ và miễn phí tại đây.

>> Xem thêm: Chủ Đề Gia Đình: ôn tập và đánh giá – Tự nhiên xã hội lớp 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận