Bài 4 – Giữ chữ tín – Bài tập thực hành GDCD 8

Đang tải...

Bài 4 – Giữ chữ tín

1. Giữ chữ tín là :

……………………………………………………………………………………………..

2. Cho biết năm biểu hiện giữ chữ tín và năm hành vi không giữ chữ tín:

BIỂU HIỆN GIỮ CHỮ TÍN

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

HÀNH  VI KHÔNG GIỮ CHỮ TÍN

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

3. Em nhận xét gì về các tình huống sau đây và cho hướng giải quyết thích hợp.

A. Long hứa với các bạn sẽ tham gia buổi tập văn nghệ, nhưng trời mưa to quá Long không đến được.

……………………………………………………………………………………………..

B. Mai hẹn với Oanh cùng đi xem phim nên dù chưa học bài xong Mai vẫn cứ đi. Mai nghĩ : Mình phải giữ chữ tín với bạn bè.

……………………………………………………………………………………………..

C. Để tên tội phạm yên tâm ra đầu thú, anh công an hứa sẽ trả tự do cho hắn. Anh nghĩ thầm : Mình không cần giữ lời hứa với kẻ có tội.

……………………………………………………………………………………………..

D. Cứ mỗi lần phạm lỗi là Vân lại nhanh nhảu nhận khuyết điểm, nhưng rồi em vẫn tái phạm. Em nghĩ : Ai mà chẳng có lỗi chứ !

……………………………………………………………………………………………..

E. Mặc dù làm ăn thua lỗ, nhưng vì đã hứa với công nhân nên ông giám đốc vẫn quyết định vay tiền ngân hàng để thưởng cho mỗi người một tháng lương.

……………………………………………………………………………………………..

F. Nga hứa với em trai là chủ nhật chị sẽ đưa em đi thăm bảo tàng, nhưng do mẹ bị ốm nên Nga không thực hiện được lời hứa.

……………………………………………………………………………………………..

G. Khi xin phép mẹ đi dự sinh nhật bạn, Ngọc hứa sẽ về sớm nhưng mải vui em về muộn và Ngọc nói dối mẹ là do xe bị hỏng nên về trễ.

……………………………………………………………………………………………..

4. Một trong những hiện tượng đáng buồn trong đời sống hằng ngày, đó là nạn sai hẹn : Mời họp vào lúc 8 giờ thì 9 giờ mới thây mọi người đến ; cuộc giao lưu văn nghệ được tổ chức lúc 7 giờ thì phải 8 giờ khách mời mới đông đủ ; đám cưới mời lúc 17 giờ thì mãi đến 19 giờ chủ nhân mới bắt đầu. Phải chăng sự sai hẹn này đã thành thói quen khó sửa ?

Em có chấp nhận hiện tượng đó không ? Vì sao ?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

5. Vợ thầy Tăng Tử đi chợ. Con nhỏ khóc đòi đi theo. Vợ thầy dỗ con rằng :

– Con ở nhà rồi mẹ về sẽ làm thịt lợn cho con ăn.

Lúc vợ về, thầy Tăng Tử đi bắt lợn làm thịt. Vợ thầy vội can :

-Tôi nói đùa nó đấy mà !

Thầy Tăng Tử bảo :

– Nói đùa là thế nào? Đừng khinh trẻ thơ là không biết gì. Cha mẹ làm gì nó thường hay bắt chước. Nay mình nói dối nó, chẳng phải là mình dạy nó nói dối ư !

Nói xong, thầy làm thịt lợn cho con ăn thật.

Theo em, thầy Tăng Tử có quá cứng nhắc khi buộc phải giữ lời hứa như thế không ? Thầy có thể giải quyết bằng cách khác không ? Vì sao ?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

6. Theo em việc thất tín gây tác hại gì cho con người trong các quan hệ xã hội và kinh tế ?

……………………………………………………………………………………………..

7.  Giải thích ngắn gọn các câu ca dao và các thành ngữ sau:

A.      Nói lời thì giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

B. Quân tử nhất ngôn

……………………………………………………………………………………………..

C. Hứa hươu hứa vượn

……………………………………………………………………………………………..

D. Trăm voi không được bát nước xáo.

……………………………………………………………………………………………..

E.       Thuyền dời nào bến có dời

Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.

……………………………………………………………………………………………..

Tài liêu tham khảo

BIẾT GIỮ CHỮ TÍN

Bài 4 - Giữ chữ tín

Thương Ưởng (Vệ Ưởng), là nhà chính trị gia, thừa tướng nước Tần của thời Chiến Quốc 

Vào năm thứ mười đời Chu Hiến Vương, ở nước Tần, Vệ Ưởng được Tần Hiếu Công phong làm Tướng quốc, là người có quyền định đoạt mọi việc chính trị trong nước. Một lần Vệ Ưởng định ban bố pháp lệnh mới, đã đem các điều khoản trình lên Tần Hiếu Công chuẩn y, nhưng sợ dân không tin theo, chưa dám thi hành, mới nghĩ ra một kế: đem cây gỗ dài ba trượng để ở cửa Nam chợ Hàm Dương, rồi hạ lệnh rằng :

– Ai vác được cây gỗ này sang cửa Bắc thì thưởng cho mười nén vàng.

Người xem rất đông nhưng ai cũng nghi ngờ nên không ai dám vác cây gỗ ấy. Vệ Ưởng thấy vậy hạ lệnh tăng thêm tiền thưởng lên năm mươi nén vàng. Nhân dân lại càng thêm nghi ngờ. Sau có một người đứng ra vác cây gỗ. Anh ta nói :

– Nước Tần ta xưa nay không có trọng thưởng như thế bao giờ, nay bỗng có lệnh ấy, hư thực ra sao chưa rõ, nhưng nếu không được cả năm mươi nén vàng thì cũng được chút ít vậy.

Khi người ấy vác cây gỗ đi, trăm họ theo xem đông như kiến cỏ. Vệ Ưởng giữ đúng lời, tiền thưởng đủ số vàng cho người ấy. Mọi người thấy vậy liền bảo nhau :

– Quan Tướng quốc đã hạ lệnh gì thì quyết làm cho được, chứ không hề thất tín.

Khi mọi người đã có lòng tin, Vệ Ưởng liền ban bố pháp lệnh.

Thế đấy, chữ tín và lòng tin luôn song hành cùng nhau, khi đã có lòng tin rồi thì làm việc gì cũng thuận lợi cả. Đừng bao giờ làm mất chữ tín nhé các em !

 Theo Diên Dương Hồng, Cái biết của người xưa,

Nxb. Thanh Niên, 1999.

Bài 4 – Giữ chữ tín

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Bài 5 – Pháp luật và kỉ luật – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận