Bài 32 – Tình hình kinh tế vùng Đông Nam Bộ – Học tốt Địa Lí 9

Đang tải...

Tình hình kinh tế vùng Đông Nam Bộ – Bài 32 – Học tốt Địa Lí 9

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thông nhất?

Trả lời

+ Trước khi đất nước thống nhất:

– Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất phụ thuộc nước ngoài

– Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn – Chợ Lớn

+ Từ sau khi đất nước thống nhất:

– Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng, hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước

– Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược….

– Đã đáp ứng nhiều mặt hàng tiều dùng cho nhu cầu trong nước và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm xuất khẩu như: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử ….

– Tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước, là một trong hai vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất nước (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng)

– Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây

Câu 2

Cho bảng số liệu dưới đây

Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ và của cả nước

(Đơn vị: tỉ đồng)

Tình hình kinh tế vùng Đông Nam Bộ - Bài 32 - Học tốt Địa Lí 9

a/ Hãy tính tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước ở hai năm trên và vẽ biểu đồ tròn thể hiện

b/ Nêu nhận xét. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ lại chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất công nghiệp của cả nước

Trả lời

a/ Tính tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước và vẽ biểu đồ

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước (Đơn vị: %)

Tình hình kinh tế vùng Đông Nam Bộ - Bài 32 - Học tốt Địa Lí 9

+ Vẽ biểu đồ

Biểu đồ tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước năm 2000 và năm 2005

(Đơn vị: %)

Tình hình kinh tế vùng Đông Nam Bộ - Bài 32 - Học tốt Địa Lí 9

b/ Nhận xét và giải thích:

+ Nhận xét:

Trong thời kì 2000 – 2005,

– Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước tăng, cho thấy tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ cao hơn các vùng còn lại

– Đông Nam Bộ luôn chiếm hơn 1/4 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, cho thấy đây là vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước

+ Giải thích:

Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước do có nhiều lợi thế:

– Vị trí địa lí thuận lợi giao thông với các vùng trong nước và với nước ngoài. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

– Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (dầu khí, sản phẩm cây công nghiệp, thủy sản). Kề liền các vùng nguyên liệu lớn: Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản), Tây Nguyên (cây công nghiệp, lâm sản), Duyên hải miền Trung (thủy sản)

– Nguồn lao động đông và năng động, thu hút nhiều lao động có tay nghề giỏi và có chuyên môn kĩ thuật của cả nước

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phát triển tương đối đồng bộ. Tập trung nhiều khu, trung tâm công nghiệp có năng lực sản xuất mạnh

– Thu hút nhiều vốn đầu tư của trong nước và của nước ngoài. Có chính sách phát triển công nghiệp phù hợp

– Thị trường tại chỗ và các vùng tiếp giáp rộng lớn

Câu 3

Dựa vào hình 32.2 (trang 118, SGK)

a/ Hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ

b/ Giải thích vì sao sản xuất công nghiệp của vùng tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh?

Trả lời

a/ Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ:

– Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

– Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy       mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng nhất

– Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá đa dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí

– Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ, quan trọng nhất là Thủ Dầu Một

b/ Sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh do:

– Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất, nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

– Thị trường tại chỗ rộng lớn (trên 7 triệu dân), tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật

– Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển nhất (so với các trung tâm khác của vùng)

– Có lịch sử phát triển công nghiệp sớm (từ thời Pháp)

Câu 4

Vì sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

Trả lời

Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Điều kiện sinh thái:

  • Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)
  • Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh
  • Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước

+ Điều kiện kinh tế – xã hội:

  • Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
  • Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)
  • Có chính sách khuyến khích của Nhà nước

Câu 5

Quan sát lược đồ hình 32.2 (SGK), hãy nêu vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đồng Nam Bộ

Trả lời

Vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ

+ Hồ Dầu Tiếng:

  • Hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước, lớn nhất ở nước ta hiện nay
  • Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hơn 170 nghìn ha đất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất

+ Hồ Trị An:

  • Hồ thủy điện xây dựng trên sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai), vai trò chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An
  • Đối với nông nghiệp, hồ Trị An góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, điều tiết chế độ nước sông Đồng Nai, giảm bớt ngập úng vào mùa mưa, xâm nhập mặn vào mùa khô ở phía hạ lưu sông Đồng Nai, giúp cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)

Câu 1

Khí hậu ở Đông Nam Bộ không thích hợp để phát triển cây công nghiệp nào dưới đây?

A. Hồ tiêu

B. Dừa

C. Chè

D. Ca cao

Câu 2

Vườn quốc gia nào không thuộc Đông Nam Bộ?

A. Bù Gia Mập

B. Côn Đảo

C. Yok Đôn

D. Cát Tiên

Câu 3

Để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ, giải pháp hàng đầu là

A. mở rộng diện tích các cây công nghiệp lâu năm

B. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng

C. đổi mới cơ cấu giống và kĩ thuật canh tác

D. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi

Câu 4

Ngành công nghiệp nào cộ thế mạnh hơn cả để phát triển ở Đông Nam Bộ?

A. Công nghiệp luyện kim

B. Công nghiệp vật liệu xây dựng

C. Công nghiệp hóa chất

D. Công nghiệp dầu khí

Câu 5

Thủy điện Thác Mơ được xây dựng trên

A. sông Sài Gòn

B. sông Bé

C. sông Đồng Nai

D. sông La Ngà

=>> Xem đáp án phần trắc nghiệm tại đây

Tình hình kinh tế vùng Đông Nam Bộ – Bài 32 – Học tốt Địa Lí 9

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Bài 33 – Dịch vụ các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam Bộ – Học tốt Địa Lí 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận