Bài 3 – Tính chất hóa học của Axit – Hóa học 9

Đang tải...

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.

1.Sơ lược về axit

-Khái niệm: Axit là những hợp chất có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.

-Ví dụ: axit mạnh:

+ HCl : axit clohiđric

+H2SO4 : axit sunfuric

+ HNO3 : axit nitric

-Ví dụ: axit yếu:

+ H2S : axit sunfuhiđric

+ H2CO3 : axit cacbonic

-Axit có 5 tính chất hóa học đặc trưng:

+ Làm đổi màu quỳ tím.

+ Tác dụng với kim loại.

+ Tác dụng với bazơ.

+ Tác dụng với oxit bazơ.

+ Tác dụng với muối.

2.Axit làm đổi màu giấy quỳ tím

-Giấy quỳ tím là giấy có màu tím ở điều kiện bình thường, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

-Vậy: Dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.

-Ứng dụng: Dùng giấy quỳ tím để nhận biết dung dịch axit.

3.Axit tác dụng vói kim loại

-Nguyên tắc: Axit + kim loại → muối + giải phóng khí hiđro.

-Điều kiện phản ứng:

+ Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2).

+ Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K … Na … Ca … Mg … AI… Zn … Fe … Ni… Sn … Pb … H … Cu … Hg … Ag … Pt… Au

Khi … nào … cần … may … áo … záp … sắt… nên … sang … phố … hỏi… cửa … hàng … á … phi… âu

Ví dụ:

2Na + 2HCl →  2NaCl + H2

Mg + H2SO(loãng) → MgSO4 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (thí nghiệm)

-Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III).

4.Tác dụng với bazơ

-Nguyên tắc: Axit + bazơ→ Muối + nước

– Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa.

-Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

 Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O (thí nghiệm)

5.Tác dụng với oxit bazơ

-Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ → Muối + nước

-Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

-Ví dụ:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

FeO + H2SO(loãng) → FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (thí nghiệm)

6.Tác dụng với muối (Học trong bài 9)

II.GIẢI BÀI TẬP

Giải bài 1: Trang 14 sách giáo khoa hóa học 9

Mg + H2SO4 (dd loãng) → MgSO4 + H↑                          (1)

MgO + H2SO4 (dd loãng) → MgSO4 + H2O                          (2)

Mg(OH)2 + H2SO4 (dd loãng) → MgSO4 + 2H2O              (3)

Giải bài 2: Trang 14 sách giáo khoa hóa học 9

a.Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí đó là hiđro

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b.Dung dịch có màu xanh lam: dung dịch muối đồng (II)

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c.Dung dịch có màu vàng nâu: chọn Fe(OH)3 hoặc Fe2O3

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d.Dung dịch không màu: dung dịch MgCl2 hoặc AICI3

AI2O3 + 6HCl → 2AICI3 + 3H20

Giải bài 3: Trang 14 sách giáo khoa hóa học 9

a.Magie oxit và axit nitric:

MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2+ H2O

b.Đồng (II) oxit và axit clohiđric:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c.Nhôm oxit và axit sunfuric:

AI2O3 + 3H2SO→ Al2(SO4)3 + 3H2O

d.Sắt và axit clohiđric:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

e.Kẽm và axit sunfuric loãng:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2 ↑

Giải bài 4: Trang 14 sách giáo khoa hóa học 9

a.Phương pháp hóa học

Dùng dung dịch HCl dư tác dụng với hỗn hợp, chỉ có sắt phản ứng.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

 Lọc, rửa và cân chất rắn không tan biết khối lượng của Cu. Còn lại là Fe.

b.Phương pháp vật lý.

Cho 10g hỗn hợp 2 kim loại vào phía trong một tờ giấy A4 gập đôi. Đưa nam châm đến phía ngoài của tờ giấy. Mở tờ giấy ra, sẽ tách riêng bột sắt do nam châm hút và bột đồng thì không. Sau đó cân từng chất.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận