Bài 3 An Toàn Khi Ở Nhà – Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1

Đang tải...

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Bài 3 An toàn khi ở nhà giúp các em học sinh nhận thức được nguyên nhân bị thương khi ở nhà, các đồ dùng trong nhà gây nguy hiểm và nâng cao các kĩ năng sử dụng đồ dùng đảm bảo an toàn, đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy.

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 3. AN TOÀN KHI Ở NHÀ (2 tiết)

I. MỤC TIÊU
* Về nhận thức khoa học:

– Xác định được một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà .

– Chỉ ra được tên đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận, không đúng cách có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

– Nêu được những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn.

 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà.

 – Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách xử lý trong một số tình huống có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

– Lựa chọn được cách xử lý tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

– Các hình trong SGK .

– VBT Tự nhiên và Xã hội 1

– Bộ tranh ảnh đồ dùng trong nhà (3 hoặc 6 bộ) .

– Phiếu tìm hiểu đồ dùng trong nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

 

– Ổn định: GV cho HS hát bài hát

– Hát

–  Giới thiệu bài

 

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Một số đồ dùng trong gia đình như các em đã liệt kế khi sử dụng không cẩn thận, không đúng cách có thể gây đứt tay, chân; bỏng và điện giật. Bài học hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu thêm về điều đó để đảm bảo an toàn khi ở nhà.

– Lắng nghe 

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà

* Mục tiêu:

– Xác định được một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà.

– Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách xử lí trong một số tình huống có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà.

* Cách tiến hành:

 

* Cách tiến hành

 Bước 1: Làm việc theo nhóm 4

– HS quan sát các hình ở trang 20 – 22 (SGK) để trả lời các câu hỏi:

+ Mọi người trong mỗi hình đang làm gì?

+ Việc làm nào có thể gây đứt tay, chân; bỏng, điện giật?

+ Nếu là bạn Hà, bạn An, em sẽ nói gì và làm gì?

– HS quan sát.

 

 

-HS trả lời câu hỏi

Bước 2. Làm việc cả lớp

 

– GV cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.

– GV cùng HS nhận xét

– Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả trước lớp.

– HS nhận xét nhóm bạn

* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.

 

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Mục tiêu:

– Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị thương.

– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân có thể gây đứt tay, chân; bỏng, điện giật.

Hoạt động 2. Xử lí tình huống khi bản thân và người khác bị thương

Bước 1 : Làm việc theo cặp

– HS làm cầu 2 của Bài 3 (VBT) .

– Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời

– GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi, gợi ý như sau:

+ Bạn hoặc người thân trong gia đình đã từng bị thương (đứt tay, chân; bỏng, điện giật) chưa?

+ Theo bạn, tại sao lại xảy ra như vậy?

Y/C các thành viên nói cho nhau nghe

– HS giới thiệu với bạn về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở của mình.

– Theo dõi hướng dẫn.

 

 

+ HS thay nhau hỏi và trả lời

 

 

+ HS thay nhau hỏi và trả lời.

Bước 2: Làm việc theo nhóm 6

 

– GV yêu cầu Thảo luận cả nhóm để đưa ra cách xử lý khi em hoặc người nhà bị thương (đứt tay, chân; bóng, điện giật – GV theo dõi giúp đỡ học sinh.

-HS thảo luận theo nhóm

 

Bước 3: Làm việc cả lớp

 

– GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc ở bước 1, 2.

– GV cùng HS  nhận xét, hoàn thiện cách xử lí của từng nhóm

-GV: “Nếu bạn hoặc người khác bị thương, hãy báo ngay cho người lớn hoặc gọi điện thoại tới số 115 khi thật cần thiết”.

– 1 số HS lên trình bày trước lớp:

TIẾT 2

Những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn

1. Hoạt động khám phá

Hoạt động 3. Xác định cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà

Bước 1:

– HS quan sát các hình ở trang 23 (SGK) để trả lời :

+ Chi vào hình thể hiện cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà.

+ Giải thích tại sao em lại chọn như vậy.

 

– HS quan sát.

– HS thực hiện

 

Bước 2. Làm việc cả lớp

 

– GV cho đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả làm việc

– GV cùng HS theo dõi, bổ sung

– Lần lượt đại diện các nhóm trình bày

– HS nhận xét nhóm bạn

2. Hoạt động luyện tập và vận dụng

 

Hoạt động 4. Thảo luận nhóm về những lưu ý khi sử dụng một số độ trong nhà để đảm bảo an toàn an toàn

Bước 1: Làm việc theo nhóm (chia lớp thành 3 hoặc 6 nhóm)

– Nhóm 1, 2: Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà

      + Chọn 2-3 đồ dùng trong nhà có thể gây đứt tay và giải thích trong trường hợp nào khi sử dụng chúng có thể bị đứt tay

     + Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn.

– Nhóm 3 , 4 : Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà.

    +Chọn 2-3 đồ dùng trong nhà có thể gây bỏng và giải thích trong trường hợp não khi sử dụng chúng có thể bị bỏng.

    + Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn.

 – Nhóm 5, 6: Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà.

   + Tìm 2-3 đồ dùng trong nhà có thể gây điện giật và giải thích trong trường hợp nào khi sử dụng chúng có thể bị điện giật.

   + Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn.

Bước 2: Làm việc cả lớp

– Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

– GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời.

GV: Cẩn thận khi sử dụng đồ dùng sắc nhọn như dao, kéo, com-pa, …; tay ướt không được cắm điện, …

 

 

 

– HS làm việc theo nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS trình bày kết quả làm việc

 

-HS tham gia đánh giá bạn

Bước 2. Làm việc cả lớp

 

– GV mời một vài bạn lên chia sẻ trước lớp.

– GV cùng HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn.

– Lần lượt HS lên giới thiệu  trước lớp về các phòng và đồ dùng trong các phòng của gia đình mình.

– HS tham gia đánh giá bạn.

Hoạt động 5. Tìm các đồ dùng trong gia đình có thể dẫn đến bị thương, nguy hiểm (đứt tay, chân; bỏng; điện giật)

 – GV phát cho  HS  phiếu tìm hiểu các đồ dùng trong gia đình mình.

 – HD HS sẽ quan sát trong nhà mình và hoàn thành phiếu (có thể với sự giúp đỡ của người thân)

– HS sẽ báo cáo kết quả tìm tòi của mình trong nhóm vào buổi học sau.

 

 

 

-HS hoàn thành phiếu BT

 

-HS báo cáo kết quả

3. Hoạt động nối tiếp.

– GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

-Về nhà  lựa chọn được cách xử lý tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.

 – Lắng nghe

>> Tải tài liệu đầy đủ và miễn phí tại đây.

>> Xem thêm: Bài 2 Ngôi Nhà Của Em – Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận