Bài 28: Ôn tập – Câu hỏi và bài tập Lịch sử 6

Đang tải...

BÀI 28: ÔN TẬP

Câu hỏi: Từ xa xưa cho đến thế kỉ X, lịch sử nước ta trải qua những thời kì nào?

  • Hướng dẫn trả lời:

Từ xa xưa cho đến thế kỉ X, lịch sử nước ta trải qua ba thời kì sau đây:

Thời nguyên thuỷ.

Thời dựng nước.

Thời kì Bắc thuộc và chông Bắc thuộc (hơn 1.000 năm).

Câu hỏi: Thời kì dựng nước diễn ra vào khoảng thời gian nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai?

  • Hướng dẫn trả lời:

Thời kì dựng nước đầu tiên vào thế kỉ VII TCN.

Tên nước là: Văn Lang.

Vị vua đầu tiên là: Hùng Vương.

Câu hỏi: Thời dựng nước đầu tiên đã để lại cho đời sau những gì?

  • Hướng dẫn trả lời:

Thời dựng nước đầu tiên đã để lại cho đời sau:

Tổ quốc.

Thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa nước, nghề chăn nuôi, các phong tục tập quán.

Nhiều bài học chông giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập của Tổ quôc (bài học về giữ nước).

Câu hỏi: Nghề nông trồng lúa nước ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • Hướng dẫn trả lời:

Từ trồng trọt, người ta phát hiện ra cây lúa hoang. Với nghề nông vổn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thưỷ sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển, đã trồng được nhiều loại cây, củ và đặc biệt là cây lúa. Nghề nông trồng lúa ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa dần dần trở thành cây lương thực chính của con người.

Câu hỏi: Vì sao người ta gọi là nền văn hoá Đông Sơn?

  • Hướng dẫn trả lời:

Đông Sơn là một vùng ven sông Mã thuộc Thanh Hoá, nơi đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng loạt đồ đồng tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển cao của người nguyên thuỷ thời đó, do đó nền văn hoá Đông Sơn được dùng để gọi chung nền văn hoá đồng thau ở Bắc Việt Nam.

Câu hỏi: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • Hướng dẫn trả lời:

Xã hội có sự phân chia người giàu người nghèo.

Sản xuất phát triển, cuộc sông định cư, làng, chạ được mở rộng.

Việc bảo vệ sản xuất trên vùng lưu vực các con sông lớn cần đến sức mạnh cộng đồng.

Xuất hiện nhu cầu giao lưu và tự vệ.

Câu hỏi: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?

  • Hướng dẫn trả lời:

Tổ chức Nhà nước Văn Lang:

 

Vua giữ mọi quyền hành trong tay. Tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng.

Đứng đầu các bộ là Lạc tướng.

Đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.

Nhà nước chưa có luật pháp và quân đội.

Câu hỏi: Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • Hướng dẫn trả lời:

Năm 218 TCN, vua Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Cuộc kháng chiến chống Tần của cư dân Lạc Việt bùng nổ, nhân dân đã cử người tuấn kiệt Thục Phán lên làm tướng. Cuộc kháng chiến kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu và Lạc Việt buộc nhà Tần phải ra lệnh bãi binh.

Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Thục Phán nhân đó, năm 207 TCN, đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt hợp lại một nước mới có tên là Âu Lạc. Thục Phán lên làm vua, lấy hiệu là An Dương Vương.

Câu hỏi: Kể tên những cuộc khởi nghĩa và cuộc khảng chiến lớn trong thời kì Bắc thuộc. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó?

  • Hướng dẫn trả lời:

Thời Bắc thuộc có những cuộc khởi nghĩa:

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

Triệu Quang Phục giành lại độc lập (năm 550).

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 791).

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 – 931) của Dương Đình Nghệ.

Kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó:

Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc, nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chông kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

Câu hỏi: Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc?

  • Hướng dẫn trả lời:

Kháng chiến chông quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước.

Câu hỏi: Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc giành độc lập cho Tổ quốc.

  • Hướng dẫn trả lời:

Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chông Bắc thuộc giành độc lập cho Tổ quốc:

Hai Bà Trưng.

Bà Triệu.

Lý Bí.

Triệu Quang Phục.

Mai Thúc Loan.

Phùng Hưng.

Khúc Thừa Dụ, Khúc Iỉạo.

Dương Đình Nghệ.

Ngô Quyền.

Câu hỏi: Hơn1.000 năm đấu tranh giành lạỉ độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những bài học gì?

  • Hướng dẫn trả lời:

Hơn 1.000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

Lòng yêu nước.

Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

Y thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

Câu hỏi: Lập bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử nước ta từ khỉ dựng nước đến năm 938.

Niên đai

Sư kiên

Nhân vât chính

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hướng dẫn trả lời:

Niên đại

Sự kiện

Nhân vật chính

Kết quả

Thế kỉ VIII – VII TCN

Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang.

Vua Hùng.

Lập nước Văn Lang.

207 TCN

–      Kháng chiến chống Tần thắng lợi.

—Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi.

Thục Phán (An Dương Vương)

Lập nước Au Lạc.

40

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống nhà Hán.

Trưng Trắc, Trưng Nhị.

Giành được thắng lợi.

192 – 193

Hợp nhất bộ lạc Dừa và bộ lạc Cau tấn công các nước láng giềng.

Các vua Lâm Ap.

Nước Cham-pa ra đời.

248

Khởi nghĩa Bà Triệu chống giặc Ngô.

Triệu Thị Trinh.

Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

542

Khởi nghĩa Lý Bí chống quân Lương.

Lý Bí (Lý Bôn) – Lý Nam Đế.

Lập ra nước Vạn Xuân.

 

550

Đầm Dạ Trạch.

Triệu Quang Phục.

Giành lại độc lập.

722

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Mai Thúc Loan.

Ông xưng đế tấn công Tông Bình.

776 – 791

Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Phùng Hưng.

Giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.

905

Chống nhà Đường. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ.

Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo.

Giành được quyền tự chủ.

930 – 931

Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất.

Dương Đình Nghệ

Đánh tan quân xâm lược, xây dựng nền tư chủ.

938

Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai – Chiến thắng Bạch Đằng.

Ngô Quyền.

Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho Tổ quốc.

NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH TỪ THỜI DỰNG NƯỚC ĐẾN THẾ KỈ X

Năm

Sư kiên

Thế kỉ VII TCN

Nước Văn Lang thành lập.

214 – 208 TCN

Kháng chiến chông quân xâm lược Tần.

207 TCN

Nước Âu Lạc của An Dương Vương thành lập.

179 TCN

Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm.

40

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nể.

42 – 43

Kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán.

192 – 193

Nước Lâm Ap thành lập.

248

Khởi nghĩa Bà Triệu.

542

Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

544

Nước Vạn Xuân thành lập.

550

Triệu Quang Phục giành lại độc lập.

679

Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

722

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

776 – 791

Khởi nghĩa Phùng Hưng.

930 – 931

Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất.

938

Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Bài tập rèn luyện kỹ năng – Câu hỏi và bài tập Lịch sử 6 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận