Bài 22 – Luyện tập chương 2: Kim loại – Hóa học 9

Đang tải...

I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1.Tính chất hóa học của kim loại:

-Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K Na Mg Al Zn Fe Pb (H) Cu Ag Au 

→ Mức độ hoạt động của kim loại giảm dần.

-Tác dụng vởi phi kim:

Ca + Cl2 → CaCl2

-Tác dụng với nước:

2Na + 2H20→ 2NaOH + H2

-Tác dụng với dung dịch axit:

Zn + H2SO4→ ZnSO4 + H2↑

-Tác dụng với dung dịch muối:

Fe + CuCl2→ FeCl2 + Cu

2.Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống và khác:

a.Giống:

-Thể hiện những tính chất của kim loại (Tính chất vật lí và tính chất hóa học).

-Đều không phản ứng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

b.Khác:

Nhôm có phản ứng với kiềm, khi phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất chỉ có hóa trị (III), sắt tạo thành họp chất có hóa trị (II) hoặc (III) → AI hoạt động mạnh hơn Fe.

3.Hợp kim của sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép:

Xem sách giáo khoa trang 68, Hóa học 9.

4.Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loạỉ không bị ăn mòn:

Xem sách giáo khoa trang 69, Hóa học 9.

II.GIẢI BÀI TẬP

Bài 1. Trang 69 sách giáo khoa hóa học 9

Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

4AI + 3O2 → 2Al2O3

3Fe + 2O2 → Fe3O4

Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.

2Fe + 3Cl2 →2FeCl3

Mg + Cl2 → MgCl2

Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

2Al + 6HCl → 2AICI3 + 3H2

 Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Bài 2. Trang 69 sách giáo khoa hóa học 9

a.AI và khí Cl2.

2AI + 3Cl2 → 2AICI3

b.AI và HNO3 đặc, nguội không phản ứng.

c.Fe và H2SO4 đặc, nguội không phản ứng.

d.Fe và dung dịch Cu(NO3)2

Fe + Cu(NO3)2 → Cu + Fe(NO3)2

Bài 3. Trang 69 sách giáo khoa hóa học 9

-A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro, chứng tỏ A và B đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.

-C và D không có phản ứng với dung dịch HCl, chứng tỏ C và D đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.

-B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A, chứng tỏ B đứng trước A theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.

-D tác dụng được với dung dịch muối của c và giải phóng c, chứng tỏ D đứng trước c theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.

-Vậy, phương án đúng là c: B, A, D

Bài 4. Trang 69 sách giáo khoa hóa học 9

a.Dãy chuyên hóa của nhôm:

hóa 9

hóa 9

hóa 9

b.Dãy chuyển hóa của sắt:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 (2)

Fe(OH)2 + 2HCl →FeCl2 + 2H2O        (3)

c.Dãy chuyên hóa của hợp chất sắt:

hóa 9

 

Bài 5. Trang 69 sách giáo khoa hóa học 9

Cách 1: Gọi khối lượng mol của kim loại A là M(g).

Ta có phương trình hóa học:

2A           +      Cl2     →      2ACl

2Mg                                      2(M + 35,5)g

9,2g                                      23,4g

=> 23,4 x 2M = 9,2 x 2(M + 35,5)

=> M = 23. Vậy A là Na

Cách 2:  

2A            +          Cl2        →    2ACl

2mol                      1mol

Khối lượng Clo phản ứng: mcl; =23,4 – 9,2 =14,2(g)

Số mol CI2 : nCl2    = 14,2/71 = 0,2 (mol) —nA = 0,2 x 2 = 0,4 (mol)

Khối lượn=ng của A: mA = 9,2/0,4 = 23

Vậy A là Na.

Bài 6. Trang 69 sách giáo khoa hóa học 9

Gọi X là số mol của Fe.

Fe            +   CuSO4             →        FeSO4          +         Cu

1mol              1mol                               1mol                     1mol

xmol              xmol                                xmol                     xmol

Độ tăng là sắt: 64x – 56x = 0,08 => X = 0,01

mFeso4 = 0,01 x 152 = 1,52 (g)

mCuSo4 dư = (25 x 1,12 x 15%) – (0,01 x 160) = 2,6 (g)

mdd pứ mdd ban đầu + mFe tan – mCu

= (25 x 1,12) – 0,08 = 27,92 (g)

hóa 9

Bài 7. Trang 69 sách giáo khoa hóa học 9

Gọi x là số mol

hóa 9

Phương trình hóa học

hóa 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận