Bài 21 – Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn – Hóa học 9

Đang tải...

I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1.Khái niệm

Ăn mòn hóa học là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường.

2.Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại

Trong nước mưa thường có chứa axit yếu do khí CO2 và một sổ khí khác bị hoà tan.

Trong nước biển có hoà tan một số muối (NaCl, MgCl2,…) và oxi. Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt tạo gỉ có màu nâu, xốp, giòn làm cho đồ vật bằng sắt và hợp kim bị ăn mòn.

3.Các yếu tố ảnh hưỏng đến sự ăn mòn

-Ảnh hưởng của các chất trong môi trường.

-Ảnh hưởng của nhiệt độ.

4.Chống ăn mòn kim loại

a.Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.

-Sơn, mạ, bôi dầu mỡ,… lên trên bề mặt kim loại, hợp kim.

-Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng,…

b.Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.

Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn. Thí dụ như cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken cũng làm tăng độ bền của thép với môi trường.

II.GIẢI BÀI TẬP

Bài 1. Trang 67 sách giáo khoa hóa học 9

Sự phá hủy kim ỉoại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại. Ví dụ: cầu sắt, vỏ tàu thủy, ô tô,…

Bài 2. Trang 67 sách giáo khoa hóa học 9

Kim loại bị ăn mòn do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường (nước, không khí…).

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại là:

-Độ ẩm của môi trường.

-Nhiệt độ của môi trường.

-Bản chất hóa học của môi trường.

-Kim loại nguyên chất bền hơn kim loại không nguyên chất.

Ví dụ: Thanh thép trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh thép để nơi khô ráo, thoáng mát.

Bài 3. Trang 67 sách giáo khoa hóa học 9

-Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.

+ Sơn, mạ, bôi dầu mỡ,… lên trên bề mặt kim loại, hợp kim.

+ Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng,…

Ví dụ: Lau chùi bếp ga, tra dầu mỡ vào xe đạp.

-Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.

+ Cho thêm vào thép một số kim loại như crom niken cũng làm tăng độ bền của thép với môi trưòng.

Bài 4. Trang 67 sách giáo khoa hóa học 9

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Ví dụ: Sắt biến thành gỉ sắt (oxit sắt) màu nâu.

Bài 5. Trang 67 sách giáo khoa hóa học 9

Phương án đúng là a).

Phương án b) không được vì chanh có môi trường axit.

Phương án c) không được vì nước tự nhiên và nước máy có khả năng ăn mòn.

Phương án d) không được vì nước muối có khả năng ăn mòn cao.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận