Bài 18 – Nhôm – Hóa học 9

Đang tải...

I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1.Tính chất vật lý

-Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim.

-Nhẹ (khối lượng riêng là 2,7g/cm3).

-Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

-Nhiệt độ nóng chảy: 660°c.

-Có tính dẻo.

2.Tính chất hóa học

a.Phản ứng của nhôm với phi kim:

-Phản ứng của nhôm với oxi.

hóa 9

-Phản ứng của nhôm với phi kim khác

2AI (r)   +    3Cl(k)     →    2AlCl(r)

(trắng)         (vàng lục)           (trắng)

Nhận xét: Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác như: S, Cl2… tạo thành muối.

b.Phản ứng của nhôm với dung dịch axit

Nhôm phản ứng với một số dung dịch axit như: HCl,H2SO4 loãng… giải phóng khí H2.

2Al (r)     + 6HCl (dd)  →  2AICI3 (dd)    +  3H2(k)

(trắng)    (không màu)      (không màu)     (không màu)

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc,nguội.

c.Phản ứng của nhôm với dung dịch muối

Nhôm còn phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới.

2Al (r)      +      3CuCl2(dd)      →    2AICI3(dd)   +    3Cu (r)

(trắng)            (xanh lam)               (không màu)              (đỏ)

Nhôm còn phản ứng tương tự với dung dịch AgNO3,…

Kết luận: Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại.

d.Nhôm có phản ứng với (dung dịch kiềm)

3.Ứng dụng

-Nhôm và hợp kim nhôm được dùng làm: đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng…

-Đuyra (hợp kim của nhôm với đồng và một số nguyên tố khác như mangan, sắt, silic) nhẹ, bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu vũ trụ…

4.Sản xuất nhôm

-Nguyên liệu:

+ Quặng bôxit (có thành phần chủ yếu AI2O3).

-Phương pháp:

+ Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit trong bể điện

phân, thu được nhôm và oxi.

hóa 9

II.Giải bài tập

Bài 1. Trang 57 sách giáo khoa hóa học 9

hóa 9

Bài 2. Trang 58 sách giáo khoa hóa học 9

a.Không có hiện tượng gì xảy ra, bởi vì nhôm đứng sau magie.

b.Hiện tượng nhôm tan dần, đồng màu đỏ bám vào mảnh kẽm.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu

c.Hiện tượng nhôm tan dần, bạc bám vào mảnh nhôm.

AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3+ 3Ag

d.Hiện tượng nhôm tan dần, có khí hiđro thoát ra.

2A1 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑

Bài 3. Trang 58 sách giáo khoa hóa học 9

Không nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng, bởi vì nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm. Ban đầu lớp oxit nhôm bị phá hủy theo phương trình hóa học:

AI2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O                    (1)

Sau đó nhôm tác dụng với nước:

2A1 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 ↑                            (2)

Nhôm hiđroxit bị phá hủy trong môi trường kiềm:

2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O             (3)

Các phản ứng (2) và (3) cứ tiếp diễn cho đến khi nhôm bị phá hủy hoàn toàn.

Bài 4. Trang 58 sách giáo khoa hóa học 9

Chọn phương án d.

Dùng AI dư đưa vào dung dịch, xảy ra phản ứng hóa học:

2Al + 3CuCl2 → 2AICI3 + 3Cu

Bài 5. Trang 58 sách giáo khoa hóa học 9

Khối lượng AI trong 1mol đất sét là:

2 x 27 = 54 (g)

Khối lượng mol đất sét là:

54 + 48 + 2.(28 + 32) + 2.(16 + 2) = 102 + 120 + 36 = 258 (g)

Thành phần % của AI là:

54/258 x 100% = 20,93%

Bài 6. Trang 58 sách giáo khoa hóa học 9

Các phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm 1:

Mg + H2SO4 (loãngdư) → MgSO4 + H2 ↑ (1)

xmol                                                     xmol

2AI + 3H2SO4 (loãng dư) → Al2(SO4)3 + 3H2↑ (2)

ymol                                                          1,5mol

Phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm 2:

2Al + 2NaOH + 2H20 → 2NaA102 + 3H2 ↑

Khối lượng chất rắn còn dư là Mg = 0,6 (g).

x = 0,6/24 = 0,025 (mol)

Suy ra thể tích H2 ở (1) = 0,025 x 22400 = 560 (ml)

Thể tích Hdo (2) tạo ra = 1568 – 560 = 1008 (ml)

Số mol H2 do (2) tạo ra = 1008/22400 = 0,045 (mol)

Khối lượng Al:

mAl = 0,045 / 1,5 x 27 = 0,81 (g)

%Mg = 0,6 / 0,6 + 0,81 x 100 = 42,5% 

%Al = 100 – 42,5 = 57,5 %

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận