Bài 10 – Tự lập – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Bài 10 – Tự lập

1. Tự lập là gì?

2. Em đồng ý với những quan niệm nào sau đây về tự lập và cho biết tại sao ?

A. Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tự tạo dựng cuộc sống của mình.

B. Không dựa dẫm, trông chờ, phụ thuộc vào người khác.

C. Không tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào ?

D. Em tự chuẩn bị bài học và làm những bài tập không cần sự nhắc nhở của người thân.

3. Chúng ta cần rèn tính tự lập khi nào ?

4. Tại sao chúng ta cần phải rèn luyện tính tự lập ?

5. Em hãy nêu một số biểu hiện của tính tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày.

6. Em hãy kể một số việc mà em tự làm lấy, không phụ thuộc vào bố mẹ, thầy cô.

7. Em hãy giải thích ngắn gọn các câu tục ngữ, ca dao sau nói về tính tự lập.

A. Đi bằng chính đôi chân của mình.

B. Giàu thì ta chẳng có tham

Khó thì ta liệu, ta làm ta ăn.

C. Làm người ăn tối lo mai

Việc mình hồ dễ để ai lo lường.

D. Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.

E. Muốn ăn cá phải thả câu.

Tài liêu tham khảo

BỐN THỦ KHOA MỘT ĐIỂM CHUNG

Khi đề cập đến thủ khoa các kì thi, người ta thường đặt câu hỏi : Tại sao họ lại làm được những điều đó ? Xin giới thiệu với các em lời giải đáp của bốn gương mặt thủ khoa, các em là học sinh của trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, quận Gò Vấp, đều là những học sinh giỏi, có phương pháp học tốt và giàu bản lĩnh.

– Nguyễn Ngọc Mai Hân từng là học sinh xuất sắc chín năm liền. Năm 2002 – 2003, em đạt giải nhì học sinh giỏi cấp thành phố môn Tiếng Anh. Mai Hân đã cố gắng để đạt kết quả tốt tất cả các môn học. Thường thì em chăm chỉ tiếp thu từng môn tại lớp, chỗ nào không hiểu thì trao đổi với bạn bè và mạnh dạn hỏi thầy cô để khi về nhà đã có sẵn một hành trang kiến thức cơ bản. Em chỉ còn áp dụng những kiến thức này để làm bài tập từ đơn giản đến nâng cao. Hiện tại em “mơ ước một chiếc máy vi tính mà chẳng biết bao giờ mới có được” bởi ba em là một công nhân và mẹ là nội trợ. Cô bé có một suy nghĩ rất cảm động : “Em sẽ còn phải cố gắng, cố gắng thật nhiều để sau này bù đắp được những gì mà ba mẹ đã lo cho em”.

– Bùi Thị Xuân Hoàng là người ít nói nhưng rất nhạy cảm. Năm học 2002 – 2003, em đã đạt giải nhất cấp thành phố về môn Sinh vật. Đây là cách học của em : “Em lập hẳn một chương trình để học môn Sinh vật : ở lớp em chú ý nghe giảng, về nhà em làm hết bài tập và học trước bài mới từ sách giáo khoa ; thứ bảy, chủ nhật em lại rèn luyện thêm môn này ; ngoài ra, em cô’ gắng đi tìm hiểu từ thực tế và đọc nhiều sách sinh vật.”. Đối với,các môn học khác, cách học của em là : lấy cần cù để bù năng khiếu.

– Triệu Ngọc Vân Anh là một cô bé cởi mở, tự tin, lạc quan. Chín năm liền em đạt học sinh giỏi và sáu năm liền (từ lớp bốn trở đi) là học sinh giỏi cấp quận. Vân Anh cho rằng môn học nào cũng quan trọng và đều có ích với hành trang vào đời của em. Do đó, em luôn cố gắng tiếp thu những kiến thức cơ bản và tự nâng cao bằng những bài tập ở nhà rồi thưởng xuyên ôn lại tất cả. Vân Anh đã học với sự thích thú và niềm đam mê, nhất định em sẽ đạt được những mơ ước của mình.

– Đinh Phạm Khang, hai năm liền đạt giải nhất, nhì học sinh giỏi cấp thành phô” môn Tiếng Anh. Cậu học trò nhút nhát này lại đưa ra một “tuyên ngôn” về bí quyết học giỏi : “Hãy tạo hứng thú với môn học chính của mình, đừng sợ nó !”. Không phải ai cũng có thể dễ dàng tạo được hứng thú với các môn học, nhưng Khang đã làm được điều đó một cách dễ dàng : “Tôi hứng thú vă môn tiếng Anh vì tôi tìm ra nguyên do để yêu thích nó… Ở một số môn học khác, tuy không học nổi trội nhưng tôi cũng tìm ra nguyên do để tạo hứng thú…”.

Cả bốn học sinh có thành tích cao trong học tập, đều Ịà những người học hành nghiêm túc và có phương pháp. Các em đã liên tục cố gắng học tập, vượt qua muôn vàn khó khăn, với sự tự tin, bản lĩnh và ý thức tự lập, các em đã tự khẳng định mình.

Các em học sinh yêu quý, các em có đồng ý rằng trước khi bước vào đời, mỗi người rất cần có một tinh thần tự lập, hãy tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường !

Tài Hoa Trẻ, số 277 – 278, ngày 2 – 9 – 2004, trang 107 – 109.

TỪ LÀM THUÊ ĐẾN LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP

Từ nhỏ, sống trong cảnh nghèo nơi đất mặn đồng chua ở vùng quê Sa Đéc, nên ý thức phấn đấu vượt nghèo luôn có sẵn trong tâm trí cậu bé Nguyễn Văn Thuận. Thế là, mới 15 tuổi, Thuận đã từ giã gia đình bắt đầu cuộc hành trình tìm đường mưu sinh lập nghiệp; Ngày tiễn con đi, mẹ dúi vào tay cậu 20.000 đồng với lời dặn : “Cổ’lên nghe con, đừng làm việc gì bất chính.”.

Mười lăm năm chịu thương chịu khó, bền bỉ, miệt mài, từ người lao động làm thuê Nguyễn Văn Thuận đã trở thành giầm đốc một’ doanh nghiệp đánh cá và chế biến hải sản khá nổi tiếng ở thành phô” Vũng Tàu, tài sản lên đến hàng tỉ đồng.

Có thể nói, anh chính là một tấm gương điển hình về tính tự lập cho thế hệ trẻ chúng ta noi theo.

   Tài Hoa Trẻ, số 304, ngày 25 – 2 – 2004, trang 12.

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Bài 11 – Lao động tự giác và sáng tạo – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận